Hành vi cạy phá cây ATM để trộm tiền có cấu thành tội cố ý làm hư hỏng tài sản không? Trường hợp thực hiện chưa thành có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Hành vi cạy phá cây ATM để trộm tiền có cấu thành tội cố ý làm hư hỏng tài sản hay không?
- Người thực hiện hành vi cạy phá cây ATM để trộm tiền nhưng chưa thành thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội trộm cắp không?
- Người thực hiện hành vi cạy phá cây ATM để trộm tiền sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Hành vi cạy phá cây ATM để trộm tiền có cấu thành tội cố ý làm hư hỏng tài sản hay không?
Tội cố ý làm hư hỏng tài sản được quy định tại Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 36 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau:
Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
...
Theo quy định vừa nêu thì có thể hiểu cố ý làm hư hỏng tài sản là việc người phạm tội thực hiện hành vi đập phá, cạy,....hoặc một số hành vi khác với mục đính chính là làm hư hỏng tài sản của người khác.
Đối với hành vi cạy phá cây ATM để trộm tiền sẽ được xem là hành vi chuẩn bị phạm tội nhằm tạo điều kiện để thực hiện hành vi trộm cắp tài sản.
Việc cạy phá cay ATM chỉ là một phương pháp để người phạm tội thực hiện hành vi trộm cắp tài sản của mình nên không thể cấu thành tội cố ý làm hư hỏng tài sản được.
Hành vi cạy phá cây ATM để trộm tiền có cấu thành tội cố ý làm hư hỏng tài sản không? (Hình từ Internet)
Người thực hiện hành vi cạy phá cây ATM để trộm tiền nhưng chưa thành thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội trộm cắp không?
Trường hợp cá nhân thực hiện hành vi cạy phá cây ATM để trộm tiền nhưng chưa thành đã bị phát hiện và bị bắt thì chưa có cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản.
Do đó, trong trường hợp này cá nhân có thể sẽ bị xử phạt hành chính và bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 588 Bộ luật Dân sự 2015.
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với tội trộm cắp tài sản được quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;
...
Như vây, người thực hiện hành vi cạy phá cây ATM để trộm tiền nhưng chưa thành thì có thể bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Người thực hiện hành vi cạy phá cây ATM để trộm tiền sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau:
Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Tài sản là bảo vật quốc gia;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Theo đó, tùy theo số tiền mà người phạm tội lấy được sau khi cạy phá cây ATM mà mức độ truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ khác nhau.
Mức truy cứu trách nhiệm hình sự cao nhất đối với tội trộm cắp tài sản có thể lên đến 20 năm tù.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết bài văn tả con vật trên tivi lớp 4? Tả con vật em đã được quan sát trên ti vi lớp 4 hay nhất?
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?
- Tải mẫu biên bản cuộc họp công ty năm 2025 hoàn chỉnh? File Word biên bản cuộc họp công ty mới nhất?
- Gợi ý quà Tết dương lịch 2025? Những món quà tặng Tết dương lịch 2025 ý nghĩa? Tết Dương lịch 2025 vào ngày mấy âm lịch?
- Lịch Vạn niên tháng 1/2025 đầy đủ, chi tiết nhất? Lịch âm dương tháng 1/2025 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?