Hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo có bao gồm hành vi mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật không?

Cho tôi hỏi, hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo có bao gồm hành vi mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật không? Trường hợp nào người giải quyết tố cáo vẫn tiếp tục giải quyết tố cáo trong khi người tố cáo đã rút đơn tố cáo? Câu hỏi của anh Q (Ninh Bình).

Hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo có bao gồm hành vi mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Tố cáo 2018 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo cụ thể như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo
1. Cản trở, gây khó khăn, phiền hà cho người tố cáo.
2. Thiếu trách nhiệm, phân biệt đối xử trong việc giải quyết tố cáo.
3. Tiết lộ họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và thông tin khác làm lộ danh tính của người tố cáo.
4. Làm mất, làm sai lệch hồ sơ, tài liệu vụ việc tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo.
5. Không giải quyết hoặc cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc giải quyết tố cáo để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây phiền hà cho người tố cáo, người bị tố cáo.
6. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm bảo vệ người tố cáo.
7. Can thiệp trái pháp luật, cản trở việc giải quyết tố cáo.
8. Đe dọa, mua chuộc, trả thù, trù dập, xúc phạm người tố cáo.
9. Bao che người bị tố cáo.
10. Cố ý tố cáo sai sự thật; cưỡng ép, lôi kéo, kích động, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật; sử dụng họ tên của người khác để tố cáo.
11. Mua chuộc, hối lộ, đe dọa, trả thù, xúc phạm người giải quyết tố cáo.
12. Lợi dụng quyền tố cáo để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; gây rối an ninh, trật tự công cộng; xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.
13. Đưa tin sai sự thật về việc tố cáo và giải quyết tố cáo.

Như vậy, các hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo bao gồm các hành vi cụ thể nêu trên.

Theo đó, hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo có bao gồm hành vi mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật.

Hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo có bao gồm hành vi mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật không?

Hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo có bao gồm hành vi mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật không? (Hình từ Internet)

Trường hợp nào người giải quyết tố cáo vẫn tiếp tục giải quyết tố cáo trong khi người tố cáo đã rút đơn tố cáo?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 33 Luật Tố cáo 2018 quy định về trường hợp rút tố cáo như sau:

Rút tố cáo
1. Người tố cáo có quyền rút toàn bộ nội dung tố cáo hoặc một phần nội dung tố cáo trước khi người giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo. Việc rút tố cáo phải được thực hiện bằng văn bản.
2. Trường hợp người tố cáo rút một phần nội dung tố cáo thì phần còn lại được tiếp tục giải quyết theo quy định của Luật này; trường hợp người tố cáo rút toàn bộ nội dung tố cáo thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 34 của Luật này. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo mà có một hoặc một số người tố cáo rút tố cáo thì tố cáo vẫn tiếp tục được giải quyết theo quy định của Luật này. Người đã rút tố cáo không được hưởng quyền và không phải thực hiện nghĩa vụ quy định tại Điều 9 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
3. Trường hợp người tố cáo rút tố cáo mà người giải quyết tố cáo xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định việc rút tố cáo do bị đe dọa, mua chuộc hoặc người tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì vụ việc tố cáo vẫn phải được giải quyết.
...

Như vậy, theo quy định nêu trên thì có 3 trường hợp người giải quyết tố cáo vẫn tiếp tục giải quyết tố cáo trong khi người tố cáo đã rút đơn tố cáo như sau:

- Trường hợp 1: Trường hợp chỉ có một người tố cáo nhưng người tố cáo rút một phần nội dung tố cáo thì phần còn lại được tiếp tục giải quyết.

- Trường hợp 2: Trường hợp nhiều người cùng tố cáo mà có một hoặc một số người tố cáo rút tố cáo thì tố cáo vẫn tiếp tục được giải quyết.

- Trường hợp 3: Trường hợp đã rút đơn tố cáo nhưng người giải quyết tố cáo thấy hành vi vi phạm pháp luật thì vẫn có thể tiếp tục giải quyết tố cáo.

Việc giải quyết tố cáo trong trường hợp quá thời hạn, tính cả thời gian gia hạn mà chưa được giải quyết được quy định thế nào?

Theo quy định tại Điều 38 Luật Tố cáo 2018 quy định trong trường hợp quá thời hạn quy định tại Điều 30 của Luật này mà tố cáo chưa được giải quyết, người tố cáo có quyền tố cáo tiếp với người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tố cáo tiếp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có văn bản yêu cầu người giải quyết tố cáo báo cáo về quá trình giải quyết tố cáo, lý do về việc chậm giải quyết tố cáo và xác định trách nhiệm giải quyết tố cáo.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp, người giải quyết tố cáo phải gửi báo cáo theo quy định tại khoản 2 Điều này; tiếp tục giải quyết tố cáo theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp và báo cáo kết quả giải quyết, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp theo dõi, đôn đốc việc giải quyết tố cáo; thông báo cho người tố cáo biết về việc xem xét, giải quyết tố cáo; áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý đối với người có thẩm quyền mà không giải quyết tố cáo theo đúng thời gian quy định.

- Trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật nghiêm trọng, có dấu hiệu không khách quan thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp giải quyết vụ việc tố cáo.

Giải quyết tố cáo
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Giải quyết tố cáo có tổ chức đối thoại không?
Pháp luật
Mẫu Thông báo kết luận giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Không giải quyết tố cáo đảng viên đối với đơn tố cáo có tên khi nào?
Pháp luật
Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
Pháp luật
Hồ sơ giải quyết lại vụ việc tố cáo từ ngày 15/8/2024 gồm những hồ sơ gì? Trách nhiệm lập hồ sơ giải quyết tố cáo ra sao?
Pháp luật
Thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với công chức không còn giữ chức vụ được xác định như thế nào?
Pháp luật
Thời hạn giải quyết tố cáo tối đa đối với vụ việc phức tạp là bao lâu? Cách nhận biết vụ việc phức tạp?
Pháp luật
Ai có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian công tác của người đã từng là viên chức quốc phòng trước đây?
Pháp luật
Ai có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của công nhân quốc phòng trong Quân đội nhân dân?
Pháp luật
Trình tự lập hồ sơ giải quyết tố cáo từ ngày 15/8/2024 như thế nào? Thời gian nộp lưu hồ sơ tố cáo ra sao?
Pháp luật
Hồ sơ giải quyết tố cáo từ ngày 15/8/2024 bao gồm những gì? Trình tự lập hồ sơ giải quyết tố cáo ra sao?
Pháp luật
Việc giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh thuộc thẩm quyền của ai?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giải quyết tố cáo
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
1,452 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giải quyết tố cáo

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giải quyết tố cáo

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào