Hành khách trên phương tiện giao thông đường thủy nội địa mang hành lý là hàng hóa mà pháp luật cấm vận tải chung với hành khách thì bị xử phạt thế nào?
- Nghĩa vụ của hành khách trên phương tiện giao thông đường thủy nội địa là gì?
- Hành khách trên phương tiện giao thông đường thủy nội địa mang hành lý là hàng hóa mà pháp luật cấm vận tải chung với hành khách thì bị xử phạt thế nào?
- Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải được quyền xử phạt hành khách mang hành lý là hàng hóa mà pháp luật cấm vận tải chung với hành khách không?
Nghĩa vụ của hành khách trên phương tiện giao thông đường thủy nội địa là gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 83 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 về nghĩa vụ của hành khách như sau:
Quyền và nghĩa vụ của hành khách
...
2. Hành khách có các nghĩa vụ sau đây:
a) Mua vé hành khách và trả cước phí vận tải hành lý mang theo quá mức quy định; nếu chưa mua vé và chưa trả đủ cước phí vận tải hành lý mang theo quá mức thì phải mua vé, trả đủ cước phí và nộp tiền phạt;
b) Khai đúng tên, địa chỉ của mình và trẻ em đi kèm khi người kinh doanh vận tải lập danh sách hành khách;
c) Có mặt tại nơi xuất phát đúng thời gian đã thoả thuận; chấp hành nội quy vận chuyển và hướng dẫn về an toàn của thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện;
d) Không mang theo hành lý thuộc loại hàng hoá mà pháp luật cấm lưu thông, cấm vận tải chung với hành khách.
Theo đó, hành khách trên phương tiện giao thông đường thủy nội địa có những nghĩa vụ được quy định tại khoản 2 Điều 83 nêu trên.
Trong đó có nghĩa vụ không mang theo hành lý thuộc loại hàng hoá mà pháp luật cấm lưu thông, cấm vận tải chung với hành khách.
Giao thông đường thủy nội địa (Hình từ Internet)
Hành khách trên phương tiện giao thông đường thủy nội địa mang hành lý là hàng hóa mà pháp luật cấm vận tải chung với hành khách thì bị xử phạt thế nào?
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 34 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về an toàn giao thông của người, hành khách trên phương tiện như sau:
Vi phạm quy định về an toàn giao thông của người, hành khách trên phương tiện
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không chấp hành nội quy an toàn trên phương tiện, không chấp hành sự hướng dẫn của thuyền viên, người lái phương tiện, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Mang hành lý thuộc loại hàng hóa mà pháp luật cấm vận tải chung với hành khách;
b) Gây mất trật tự, an toàn trên phương tiện.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không mặc áo phao cứu sinh hoặc không mang dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân khi tham gia giao thông trên phương tiện không có động cơ có trọng tải toàn phần đến 15 tấn hoặc có sức chở đến 12 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở đến 12 người; phương tiện chở khách ngang sông.
Theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Hình thức xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả
...
5. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân; trường hợp có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo quy định trên, hành khách trên phương tiện giao thông đường thủy nội địa mang hành lý là hàng hóa mà pháp luật cấm vận tải chung với hành khách thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải được quyền xử phạt hành khách mang hành lý là hàng hóa mà pháp luật cấm vận tải chung với hành khách không?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 42 và khoản 2 Điều 46 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đường thủy nội địa
...
2. Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Trưởng đoàn thanh tra Sở Giao thông vận tải, Trưởng đoàn thanh tra Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Trưởng đoàn thanh tra Chi cục Đường thủy nội địa, Chi cục trưởng Chi cục Đường thủy nội địa, Trưởng đoàn thanh tra Cảng vụ Đường thủy nội địa có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 75.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
...
Như vậy, hành khách trên phương tiện giao thông đường thủy nội địa mang hành lý là hàng hóa mà pháp luật cấm vận tải chung với hành khách thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 1.000.000 đồng nên Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải được quyền xử phạt hành khách này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?
- Bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy? Tham khảo mẫu bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy?
- Phế liệu kim loại màu nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?