Hàng tiêu dùng, may mặc, mua bán thông thường có thuộc danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá hay không? (Dự kiến)
guyên tắc, căn cứ, phương pháp định giá được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 22, Điều 23, Điều 24 Dự thảo dự án Luật giá (Sửa đổi) quy định về nguyên tắc, căn cứ, phương pháp định giá theo đó:
- Nguyên tắc định giá:
+ Bảo đảm tính đúng, tính đủ các yếu tố hình thành giá thực tế hợp lý, hợp lệ, có lợi nhuận phù hợp với mặt bằng giá thị trường; có tính đến lộ trình giá thị trường phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ.
+ Kịp thời xem xét điều chỉnh giá khi các yếu tố hình thành giá thay đổi.
+ Bảo đảm hài hòa quyền lợi và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng và của nhà nước.
- Căn cứ định giá:
+ Giá thành toàn bộ, chất lượng của hàng hoá, dịch vụ tại thời điểm định giá; mức lợi nhuận dự kiến.
+ Quan hệ cung cầu của hàng hóa, dịch vụ và sức mua của đồng tiền; khả năng thanh toán của người tiêu dùng.
+ Giá thị trường trong nước, thế giới và khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ tại thời điểm định giá.
- Phương pháp định giá:
+ Phương pháp định giá là các cách thức, quy trình kĩ thuật để xác định giá hàng hóa, dịch vụ theo các cách tiếp cận từ so sánh giá thị trường, từ các yếu tố hình thành giá và từ thu nhập. Bộ Tài chính ban hành phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; trường hợp hàng hóa, dịch vụ có yếu tố hình thành giá mang tính chuyên ngành, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành văn bản hướng dẫn phương thức xác định, thực hiện.
+ Trường hợp hàng hóa, dịch vụ có tính đặc thù không thể áp dụng phương pháp định giá chung quy định tại Khoản 1 Điều này. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính ban hành phương pháp định giá riêng.
Ban hành Quyết định giá thuộc thẩm quyền của cơ quan nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Dự thảo dự án Luật giá (Sửa đổi) quy định về Ban hành quyết định giá theo đó:
“Điều 25. Ban hành Quyết định giá
1. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét ban hành Quyết định giá hàng hóa, dịch vụ trên cơ sở phương án giá được lập theo quy định tại Luật này. Hình thức quyết định về giá hàng hóa, dịch vụ là văn bản hành chính. Trừ trường hợp tại Quyết định giá có các nội dung về cơ chế, chính sách giá thì phải phải ban hành Quyết định văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
2. Đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của Thủ tướng Chính phủ, Bộ quản lý ngành, lĩnh vực có trách nhiệm tổ chức lập phương án giá trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Tài chính.
3. Đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của Bộ trưởng Bộ Tài chính, việc lập, thẩm định phương án giá và trình ban hành Quyết định giá được thực hiện như sau:
a) Đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực quản lý của các Bộ: Bộ quản lý ngành, lĩnh vực có trách nhiệm tổ chức lập phương án giá, có văn bản gửi Bộ Tài chính đề nghị định giá; đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý giá thuộc Bộ Tài chính có trách nhiệm thẩm định phương án giá và lập hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định;
b) Đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính, đơn vị chuyên môn hoặc đơn vị quản lý hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm lập phương án giá; đơn vị được giao nhiệm vụ quản quản lý giá thuộc Bộ Tài chính có trách nhiệm thẩm định phương án giá và lập hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định;
c) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước đặt hàng, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm lập phương án giá gửi Bộ quản lý ngành, lĩnh vực thẩm định và có văn bản gửi Bộ Tài chính đề nghị định giá; đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý giá thuộc Bộ Tài chính có trách nhiệm rà soát hồ sơ phương án giá trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định.
4. Đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá Bộ, cơ quan ngang Bộ, đơn vị chuyên môn thuộc Bộ lập phương án giá; đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý giá thuộc Bộ có trách nhiệm thẩm định phương án giá và lập hồ sơ trình Bộ trưởng quyết định sau khi có ý kiến tham gia bằng văn bản của Bộ Tài chính.
5. Đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an do Bộ trưởng các bộ này quy định việc lập, thẩm định phương án giá và trình Quyết định giá.
6. Đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Sở quản lý ngành, lĩnh vực có trách nhiệm tổ chức lập phương án giá trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định sau khi có ý kiến thẩm định của Sở Tài chính. Trường hợp lập và thẩm định bảng giá đất, phương án giá đất thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
7. Đơn vị được giao trách nhiệm xây dựng phương án giá tổ chức khảo sát thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh tại một số đơn vị; diễn biến cung cầu; mặt bằng giá thị trường để xây dựng phương án giá và đánh giá tác động của mức giá đến kinh tế xã hội, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống người dân. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên cơ sở biến động yếu tố hình thành giá chủ động rà soát, đánh giá hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền định giá lập báo cáo đánh giá chi tiết về các yếu tố hình thành giá gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định giá hàng hóa, dịch vụ.
8. Bộ Tài chính quy định về phương án giá và hồ sơ trình ban hành Quyết định giá.”
Theo đó Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét ban hành Quyết định giá hàng hóa, dịch vụ, hình thức Quyết định về giá hàng hóa, dịch vụ là văn bản hành chính, trừ trường hợp tại quyết định giá có các nội dung về cơ chế, chính sách giá thì phải phải ban hành Quyết định văn bản quy phạm pháp luật.
Hàng tiêu dùng, may mặc, mua bán thông thường có thuộc danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá hay không? (Dự kiến)
Hàng hóa, dịch vụ nào sẽ do Nhà nước định giá?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Dự thảo dự án Luật giá (Sửa đổi) quy định về hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá như sau:
“Điều 21. Hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá
1. Nhà nước định giá đối với hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu, ảnh hưởng toàn diện đến kinh tế - xã hội, đời sống người dân và sản xuất kinh doanh, bao gồm:
a) Hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước sản xuất, kinh doanh theo quy định tại Luật thương mại và các Luật khác;
b) Hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu, có tính chất độc quyền trong mua bán và không thể thay thế;
c) Tài nguyên quan trọng;
d) Hàng dự trữ quốc gia; sản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước.
2. Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, hình thức định giá và thẩm quyền, trách nhiệm định giá được ban hành thống nhất tại phụ lục kèm theo Luật này. Trường hợp phát sinh phải điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập Báo cáo đánh giá tác động của việc điều chỉnh gửi Bộ Tài chính tổng hợp, trình Chính phủ để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
3. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục đề nghị điều chỉnh danh mục hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá.”
Khác với quy định tại Điều 19 Luật giá 2012, Dự thảo dự án Luật giá (Sửa đổi) đã bổ sung thêm hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu, có tính chất độc quyền trong mua bán và không thể thay thế trong danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.
Như vậy, các mặt hàng tiêu dùng thông thường được bán tại các tiệm tạp hóa nhỏ không thuộc danh mục hàng hóa do nhà nước định giá.
Xem toàn bộ Dự thảo: Tại đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?