Hạng mục công trình chợ đầu mối bao gồm những gì? Chủ đầu tư xây dựng chợ đầu mối có phải thực hiện việc bảo trì dự án đầu tư không?
Hạng mục công trình chợ đầu mối bao gồm những gì?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Phân loại chợ
1. Phân loại chợ theo phương thức kinh doanh:
a) Chợ đầu mối là chợ có công năng sử dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này và đáp ứng các tiêu chí sau đây:
Quy mô (diện tích): diện tích mặt bằng đất nền chợ tối thiểu là 10.000 m2 không kể diện tích dành cho khuôn viên, đường đi, bãi đỗ xe và các công trình phụ trợ khác.
Vị trí: kết nối với các loại hình giao thông, thuận lợi cho lưu thông hàng hóa.
Hạng mục công trình bao gồm:
Các công trình thiết yếu: bãi giữ xe, hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải, địa điểm tập kết phế thải, phế liệu, khu vệ sinh và kho, bãi xe tập kết hàng hóa;
Các hạng mục yêu cầu kỹ thuật: phòng cháy, chữa cháy, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu theo quy định của pháp luật;
Các hạng mục khu vực chính: khu kinh doanh hàng hóa theo từng phân khu ngành hàng (gồm khu vực bán buôn và khu vực bán lẻ); khu trụ sở văn phòng; khu kiểm tra, kiểm soát, kiểm dịch (hàng hóa có nguồn gốc động vật, thực vật được xuất khẩu, nhập khẩu), truy xuất và quản lý chất lượng; khu vực phân loại và sơ chế, gia công, bao bì, đóng gói hàng hóa; kho bãi tập kết giao, nhận hàng hóa; khu dịch vụ hỗ trợ các dịch vụ thiết yếu và khu vực bốc, xếp hàng hóa dành cho xe tải và Container.
Đối với những chợ đầu mối đã được đầu tư, xây dựng và đang hoạt động trước khi Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục hoạt động theo dự án đầu tư.
b) Chợ dân sinh là chợ có mục đích, công năng phục vụ quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định này.
...
Như vậy, hạng mục công trình chợ đầu mối bao gồm:
- Các công trình thiết yếu: bãi giữ xe, hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải, địa điểm tập kết phế thải, phế liệu, khu vệ sinh và kho, bãi xe tập kết hàng hóa;
- Các hạng mục yêu cầu kỹ thuật: phòng cháy, chữa cháy, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu theo quy định của pháp luật;
- Các hạng mục khu vực chính:
+ Khu kinh doanh hàng hóa theo từng phân khu ngành hàng (gồm khu vực bán buôn và khu vực bán lẻ);
+ Khu trụ sở văn phòng;
+ Khu kiểm tra, kiểm soát, kiểm dịch (hàng hóa có nguồn gốc động vật, thực vật được xuất khẩu, nhập khẩu), truy xuất và quản lý chất lượng;
+ Khu vực phân loại và sơ chế, gia công, bao bì, đóng gói hàng hóa;
+ Kho bãi tập kết giao, nhận hàng hóa;
+ Khu dịch vụ hỗ trợ các dịch vụ thiết yếu và khu vực bốc, xếp hàng hóa dành cho xe tải và Container.
- Đối với những chợ đầu mối đã được đầu tư, xây dựng và đang hoạt động trước khi Nghị định 60/2024/NĐ-CP có hiệu lực được tiếp tục hoạt động theo dự án đầu tư.
Ngoài ra, chợ đầu mối còn phải đáp ứng các tiêu chí sau:
- Quy mô (diện tích): diện tích mặt bằng đất nền chợ tối thiểu là 10.000 m2 không kể diện tích dành cho khuôn viên, đường đi, bãi đỗ xe và các công trình phụ trợ khác.
- Vị trí: kết nối với các loại hình giao thông, thuận lợi cho lưu thông hàng hóa.
Hạng mục công trình chợ đầu mối bao gồm những gì? Chủ đầu tư xây dựng chợ đầu mối có phải thực hiện việc bảo trì dự án đầu tư không? (Hình từ Internet)
Chủ đầu tư xây dựng chợ đầu mối có phải thực hiện việc bảo trì dự án đầu tư xây dựng chợ không?
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng chợ
1. Quyền của chủ đầu tư xây dựng chợ:
a) Chủ đầu tư xây dựng chợ được hưởng ưu đãi đầu tư, vay vốn từ các Quỹ đầu tư phát triển theo quy định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương;
b) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng chợ:
a) Triển khai thực hiện việc đầu tư xây dựng chợ theo các quy định hiện hành về đầu tư, xây dựng và pháp luật có liên quan;
b) Thực hiện việc bảo trì trong chu kỳ dự án đầu tư xây dựng chợ;
c) Chủ đầu tư xây dựng, xây dựng lại, di dời chợ phối hợp với cơ quan có thẩm quyền công khai thông tin niêm yết tại trụ sở cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các địa điểm khác có liên quan, lấy ý kiến của các bên liên quan theo quy định của pháp luật. Thời hạn công khai thông tin tối thiểu là 30 ngày (không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ tết);
...
Theo đó, chủ đầu tư xây dựng chợ đầu mối phải có nghĩa vụ thực hiện việc bảo trì trong chu kỳ dự án đầu tư xây dựng chợ.
Nội quy chợ đầu mối gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định về nội quy chợ đầu mối phải có những nội dung chính sau đây:
- Thời gian mở cửa;
- Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh tại chợ đầu mối;
- Quy định về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại chợ đầu mối;
- Quy định về người đến giao dịch, mua bán, tham quan, thi hành công vụ tại chợ đầu mối;
- Quy định đối với cán bộ, nhân viên quản lý chợ đầu mối;
- An toàn phòng cháy chữa cháy, phòng chống thiên tai;
- An ninh, trật tự tại chợ đầu mối;
- Vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm;
- Chợ văn minh thương mại, quy tắc ứng xử;
- Yêu cầu về tổ chức, tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội tại chợ đầu mối;
- Quy định về xử lý các hành vi vi phạm tại chợ đầu mối;
- Các quy định khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp nào đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng có được đề bạt ý kiến của mình?
- Văn bản tố tụng hình sự gồm các văn bản nào? Khi nào niêm yết công khai văn bản tố tụng hình sự?
- Mẫu lời chúc ngày Quốc tế đàn ông ngày 19 tháng 11 dành cho Sếp nam ngắn gọn? Ngày 19 tháng 11 có phải là ngày lễ chính thức không?
- Khiếu nại kỷ luật đảng là gì? Đảng viên có phải chấp hành quyết định kỷ luật đảng trong thời gian chờ giải quyết khiếu nại không?
- Điều kiện về văn bằng để được cấp giấy phép hành nghề xét nghiệm y học đối với cử nhân sinh học?