Hàng hóa xuất phát từ Việt Nam quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS, người khai hải quan thực hiện bảo lãnh quá cảnh thế nào?
- Hàng hóa xuất phát từ Việt Nam quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS người khai hải quan thực hiện bảo lãnh quá cảnh thế nào?
- Cách tính tiền bảo lãnh quá cảnh hàng hóa xuất phát từ Việt Nam quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS thế nào?
- Thư bảo lãnh do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam phát hành phải đáp ứng các yêu cầu gì?
Hàng hóa xuất phát từ Việt Nam quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS người khai hải quan thực hiện bảo lãnh quá cảnh thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 24 Nghị định 46/2020/NĐ-CP có quy định:
Trước khi đăng ký tờ khai quá cảnh hải quan đối với hàng hóa xuất phát từ Việt Nam, người khai hải quan lựa chọn hình thức bảo lãnh một hành trình hoặc bảo lãnh nhiều hành trình và nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai để cập nhật thông qua Hệ thống ACTS.
Bảo lãnh có giá trị đối với các nước tham gia hành trình vận chuyển hàng hóa quá cảnh.
* Trường hợp người khai hải quan được công nhận là doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên thì được miễn bảo lãnh nhiều hành trình theo quy định tại Điều 26 Nghị định 46/2020/NĐ-CP.
Lưu ý: Theo khoản 6 Điều 24 này thì người bảo lãnh phải đáp ứng được các điều kiện sau:
- Người bảo lãnh phát hành bảo lãnh tại Việt Nam là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, có trụ sở hoặc chi nhánh tại Việt Nam;
- Có chi nhánh hoặc địa chỉ giao dịch tại lãnh thổ của nước tham gia hành trình vận chuyển hàng hóa quá cảnh hoặc phải chỉ định ủy quyền cho đại lý tại lãnh thổ của nước tham gia hành trình quá cảnh.
Hàng hóa xuất phát từ Việt Nam quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS người khai hải quan thực hiện bảo lãnh quá cảnh thế nào? (Hình từ Internet)
Cách tính tiền bảo lãnh quá cảnh hàng hóa xuất phát từ Việt Nam quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS thế nào?
Về việc tính tiền bảo lãnh quá cảnh tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 46/2020/NĐ-CP có hướng dẫn như sau:
- Số tiền bảo lãnh của một tờ khai quá cảnh hải quan bằng 110% số tiền thuế hải quan có thể phát sinh cao nhất trong số các nước tham gia hành trình quá cảnh. Hệ thống ACTS hỗ trợ xác định số tiền bảo lãnh của từng tờ khai quá cảnh hải quan;
- Số tiền bảo lãnh nhiều hành trình được xác định trên cơ sở một khoản tham chiếu. Khoản tham chiếu tương đương với số tiền thuế hải quan có thể phát sinh của các lô hàng quá cảnh đã thực hiện thông qua Hệ thống ACTS trong khoảng thời gian ít nhất là 07 ngày.
Bảo lãnh nhiều hành trình được trừ lùi, khôi phục tương ứng với số tiền thuế được bảo lãnh đã hoàn thành hành trình vận chuyển hàng hóa quá cảnh, không có bất thường xảy ra hoặc tương ứng với số tiền thuế hải quan mà người khai hải quan hoặc người bảo lãnh đã nộp khi có bất thường xảy ra;
- Mức thuế suất thuế nhập khẩu và các loại thuế khác được tính theo mức thuê cao nhất theo quy định của pháp luật về thuế của nước có liên quan đến hành trình hàng hóa quá cảnh đi qua. Mức thuế suất thuế nhập khẩu tại Việt Nam tính theo Biểu thuế suất ưu đãi (MFN);
- Cách tính thuế nhập khẩu và các loại thuế khác (nếu có) tại Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
* Theo quy định tại khoản 3 Điều này thì trường hợp hàng hóa xuất phát từ Việt Nam quá cảnh qua các nước thành viên ASEAN thì đồng tiền ghi trên thư bảo lãnh là đồng Việt Nam. Các trường hợp khác thì đồng tiền ghi trên thư bảo lãnh thực hiện theo quy định của nước đi.
Thư bảo lãnh do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam phát hành phải đáp ứng các yêu cầu gì?
Tại khoản 5 Điều 24 Nghị định 46/2020/NĐ-CP có quy định đối với thư bảo lãnh do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam phát hành phải phù hợp với quy định hiện hành về bảo lãnh thuế và đáp ứng đủ các tiêu chí, yêu cầu sau:
- Tên, địa chỉ, điện thoại, email, mã số thuế của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Tên, địa chỉ, điện thoại, email, mã số thuế người nộp thuế hoặc tổ chức cá nhân đại diện cho người nộp thuế;
- Số tiền bảo lãnh: Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này;
- Thời hạn, hiệu lực của bảo lãnh: Thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều này;
- Tên, địa chỉ của cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai quá cảnh hải quan, cơ quan hải quan nước quá cảnh 1, nước quá cảnh 2 hoặc nhiều hơn (nếu có), cơ quan hải quan nước đích;
- Tên, địa chỉ trụ sở tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp bảo lãnh tại Việt Nam;
- Tên, địa chỉ chi nhánh hoặc văn phòng giao dịch của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp bảo lãnh tại nước quá cảnh 1;
- Tên, địa chỉ chi nhánh hoặc văn phòng giao dịch của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp bảo lãnh tại nước quá cảnh 2, 3 hoặc nhiều hơn (nếu có);
- Tên, địa chỉ chi nhánh hoặc văn phòng giao dịch của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp bảo lãnh tại nước đến;
- Người bảo lãnh chịu trách nhiệm đến cùng theo hiệu lực của bảo lãnh.
Mẫu thư bảo lãnh tham khảo tại Cổng thông tin điện tử Hệ thống ACTS: https://acts.asean.org/
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?