Hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS có bắt buộc phải thực hiện niêm phong hải quan hay không?
Hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS đưa từ các nước thành viên ASEAN vào Việt Nam qua các cửa khẩu nào?
Tại Điều 7 Nghị định 46/2020/NĐ-CP quy định về địa điểm thực hiện thủ tục hải quan như sau:
Địa điểm thực hiện thủ tục hải quan
1. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS được thực hiện tại:
a) Chi cục hải quan cửa khẩu nhập đầu tiên, Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu đối với hàng hóa quá cảnh qua các nước thành viên ASEAN và nhập khẩu vào Việt Nam.
Trường hợp hàng hóa quá cảnh qua các nước thành viên ASEAN và nhập khẩu vào Việt Nam thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu phải làm thủ tục tại cửa khẩu nhập theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS kết thúc tại Chi cục hải quan cửa khẩu nhập đầu tiên;
b) Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu, Chi cục hải quan cửa khẩu xuất đối với hàng hóa xuất phát từ Việt Nam quá cảnh qua các nước thành viên ASEAN khác;
c) Chi cục hải quan cửa khẩu nhập đầu tiên đối với hàng hóa quá cảnh từ các nước ngoài ASEAN qua lãnh thổ Việt Nam đến các nước thành viên ASEAN;
d) Chi cục hải quan cửa khẩu nhập đầu tiên và Chi cục hải quan cửa khẩu xuất cuối cùng đối với hàng hóa quá cảnh từ các nước thành viên ASEAN qua lãnh thổ Việt Nam đến các nước thành viên ASEAN khác;
đ) Chi cục hải quan cửa khẩu nhập đầu tiên đối với hàng hóa quá cảnh từ các nước thành viên ASEAN qua lãnh thổ Việt Nam để tiếp tục vận chuyển đến các nước ngoài ASEAN. Thủ tục quá cảnh hàng hóa thông qua Hệ thống ACTS kết thúc tại cửa khẩu nhập. Thủ tục hải quan để vận chuyển tiếp hàng hóa quá cảnh đến các nước ngoài ASEAN được thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh theo quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam.
2. Hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS chỉ được đưa từ Việt Nam đến các nước thành viên ASEAN hoặc đưa từ các nước thành viên ASEAN vào Việt Nam qua các cửa khẩu quốc tế: Cầu Treo (Hà Tĩnh), Lao Bảo (Quảng Trị), Mộc Bài (Tây Ninh).
Theo đó hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS được đưa từ các nước thành viên ASEAN vào Việt Nam qua các cửa khẩu quốc tế: Cầu Treo (Hà Tĩnh), Lao Bảo (Quảng Trị), Mộc Bài (Tây Ninh).
Hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS (Hình từ Internet)
Hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS có bắt buộc phải thực hiện niêm phong hải quan hay không?
Tại Điều 15 Nghị định 46/2020/NĐ-CP có nêu như sau:
Giám sát hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS
1. Hàng hóa quá cảnh phải được niêm phong theo quy định trừ trường hợp hàng hóa không thể niêm phong (hàng rời, hàng siêu trường, siêu trọng, hàng cồng kềnh) cơ quan hải quan điểm đi căn cứ biên bản chứng nhận để ghi nhận thông tin về hàng hóa thông qua Hệ thống ACTS.
2. Hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép quá cảnh hàng hóa của Thủ tướng Chính phủ, được giám sát bằng phương tiện kỹ thuật hoặc được giám sát trực tiếp bởi công chức hải quan.
Và theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 46/2020/NĐ-CP quy định:
Niêm phong hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS
1. Niêm phong hải quan:
Hàng hóa quá cảnh phải được niêm phong hải quan hoặc niêm phong đặc biệt (đối với doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên), trừ các trường hợp hàng hóa không thể niêm phong hải quan (hàng rời, hàng siêu trường, siêu trọng, hàng cồng kềnh).
...
Theo đó hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS phải được niêm phong hải quan hoặc niêm phong đặc biệt (đối với doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên). Trừ một số hàng hóa không thể niêm phong như: Hàng rời, hàng siêu trường, siêu trọng, hàng cồng kềnh...
Điều kiện để hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS được niêm phong đặc biệt là gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 16 Nghị định 46/2020/NĐ-CP thì niêm phong đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa quá cảnh của doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên thông qua Hệ thống ACTS nếu đáp ứng các điều kiện kỹ thuật sau:
(1) Đảm bảo an toàn trong điều kiện sử dụng thông thường;
(2) Dễ kiểm tra và dễ nhận dạng;
(3) Bất cứ hoạt động nào nhằm phá vỡ và dịch chuyển đều để lại dấu vết có thể nhìn được bằng mắt thường;
(4) Thiết kế chỉ để sử dụng 01 lần; đối với niêm phong đặc biệt có thiết kế sử dụng nhiều lần thì phải thể hiện được dấu hiệu nhận dạng qua mỗi lần sử dụng;
(5) Có dấu hiệu nhận dạng và các dấu hiệu nhận dạng này không thể giả mạo và khó tái tạo;
(6) Chất liệu được sử dụng làm niêm phong phải có khả năng chịu được những va đập tự nhiên và có khả năng chống làm giả và chống tái sử dụng;
(7) Đối với niêm phong điện tử (sử dụng chíp điện tử): khi kích hoạt nếu có hành động phá hỏng thì niêm phong điện tử này phải tự động truyền được tín hiệu thông qua vệ tinh và gửi thông tin cho cơ quan hải quan và doanh nghiệp biết được thông tin về phương tiện vận chuyển, hàng hóa chứa trong phương tiện vận chuyển đó (bao gồm cả thông tin về vị trí phương tiện);
(8) Niêm phong đặc biệt (đã được cơ quan hải quan chấp nhận khi đăng ký doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên và được cập nhật số niêm phong đặc biệt thông qua hệ thống dữ liệu điện tử) phải đảm bảo được công tác giám sát, quản lý của cơ quan hải quan.
Trường hợp thay đổi số niêm phong đặc biệt đã đăng ký hoặc đăng ký bổ sung niêm phong đặc biệt, doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên gửi danh sách số niêm phong đặc biệt bổ sung theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành cho Tổng cục Hải quan để cập nhật trên hệ thống dữ liệu điện tử trước khi sử dụng.
Cơ quan hải quan kiểm tra thông tin và cập nhật thông qua hệ thống dữ liệu điện tử số niêm phong đặc biệt thay đổi, bổ sung trong thời hạn 08 giờ làm việc kể từ khi nhận được danh sách số niêm phong đặc biệt thay đổi, bổ sung.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?