Hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh được miễn thuế nhập khẩu trong trường hợp nào?
- Hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh được miễn thuế nhập khẩu trong trường hợp nào?
- Số tiền thuế nhập khẩu được miễn đối với hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh do ai xác định?
- Hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp nào thì không phải chịu thuế nhập khẩu?
Hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh được miễn thuế nhập khẩu trong trường hợp nào?
Việc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh được quy định tại Điều 29 Nghị định 134/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 2 Nghị định 18/2021/NĐ-CP, khoản 11 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP) như sau:
Miễn thuế đối với hàng hóa có trị giá tối thiểu, hàng hóa gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh
...
2. Hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh có trị giá hải quan từ 1.000.000 đồng Việt Nam trở xuống hoặc có số tiền thuế phải nộp từ 100.000 đồng Việt Nam trở xuống được miễn thuế nhập khẩu.
Trường hợp hàng hóa có trị giá hải quan vượt quá 1.000.000 đồng Việt Nam hoặc có tổng số tiền thuế phải nộp trên 100.000 đồng Việt Nam thì phải nộp thuế nhập khẩu đối với toàn bộ lô hàng.
3. Hàng hóa có tổng trị giá hải quan từ 500.000 đồng Việt Nam trở xuống hoặc có tổng số tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp từ 50.000 đồng Việt Nam trở xuống cho một lần xuất khẩu, nhập khẩu được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Quy định tại khoản này không áp dụng đối với hàng hóa là quà biếu, quà tặng, hàng hóa mua bán trao đổi của cư dân biên giới và hàng hóa gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh.
...
Đối chiếu với quy định trên thì hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh được miễn thuế nhập khẩu nếu hàng hoá đó có trị giá hải quan từ 1.000.000 đồng Việt Nam trở xuống hoặc có số tiền thuế phải nộp từ 100.000 đồng Việt Nam trở xuống.
Lưu ý: Trường hợp hàng hóa có trị giá hải quan vượt quá 1.000.000 đồng Việt Nam hoặc có tổng số tiền thuế phải nộp trên 100.000 đồng Việt Nam thì phải nộp thuế nhập khẩu đối với toàn bộ lô hàng.
Hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh được miễn thuế nhập khẩu trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Số tiền thuế nhập khẩu được miễn đối với hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh do ai xác định?
Căn cứ Điều 29 Nghị định 134/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP) quy định như sau:
Miễn thuế đối với hàng hóa có trị giá tối thiểu, hàng hóa gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh
...
4. Hồ sơ miễn thuế: Hồ sơ hải quan thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.
5. Thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định này.
Đồng thời, căn cứ khoản 3 Điều 31 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định:
Hồ sơ, thủ tục miễn thuế khi làm thủ tục hải quan
...
3. Thủ tục miễn thuế:
a) Người nộp thuế tự xác định, khai hàng hóa và số tiền thuế được miễn thuế (trừ việc kê khai số tiền thuế phải nộp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để gia công do bên thuế gia công cung cấp) trên tờ khai hải quan khi làm thủ tục hải quan, chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khai báo.
b) Cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan căn cứ hồ sơ miễn thuế, đối chiếu với các quy định hiện hành để thực hiện miễn thuế theo quy định.
Trường hợp xác định hàng hóa nhập khẩu không thuộc đối tượng miễn thuế như khai báo thì thu thuế và xử phạt vi phạm (nếu có) theo quy định.
...
Theo quy định trên thì người nộp thuế tự xác định, khai hàng hóa và số tiền thuế được miễn thuế (trừ việc kê khai số tiền thuế phải nộp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để gia công do bên thuế gia công cung cấp) trên tờ khai hải quan khi làm thủ tục hải quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khai báo.
Như vậy, số tiền thuế nhập khẩu được miễn đối với hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh do chính người nộp thuế xác định.
Cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan sẽ căn cứ vào hồ sơ miễn thuế, đối chiếu với các quy định hiện hành để thực hiện miễn thuế theo quy định.
Lưu ý: Trường hợp xác định hàng hóa nhập khẩu không thuộc đối tượng miễn thuế như khai báo thì thu thuế và xử phạt vi phạm (nếu có) theo quy định.
Hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp nào thì không phải chịu thuế nhập khẩu?
Căn cứ khoản 4 Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định về đối tượng chịu thuế như sau:
Đối tượng chịu thuế
...
4. Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
b) Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
c) Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;
d) Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.
...
Theo đó, đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan thì không phải chịu thuế nhập khẩu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?