Hàng hóa mua vào chịu thuế suất thuế GTGT 10% thì bán ra sau ngày 01/7/2023 xuất hóa đơn 8% hay 10%?
Hàng hóa mua vào trước 01/7/2023 và bán ra sau 01/7/2023 thì áp dụng thuế suất GTGT 8% hay 10%?
Theo định nghĩa tại Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 nêu định nghĩa về thuế GTGT thì thuế giá trị gia tăng là thuế chỉ áp dụng dựa trên phần giá trị tăng thêm mà không phải dựa trên toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ.
Bản chất của thuế GTGT là loại thuế gián thu cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và do người mua trả khi mua hàng/sử dụng dịch vụ, tuy nhiên, cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là người trực tiếp nộp thuế.
Tức là người chịu thuế GTGT thực tế là người tiêu dùng nhưng người đóng thuế GTGT là các doanh nghiệp và doanh nghiệp chỉ là người nộp thay cho người tiêu dùng phần thuế này.
Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 44/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023 về việc giảm thuế suất thuế GTGT khi bán ra từ 10% xuống 8% và việc giảm thuế suất thuế GTGT này không căn cứ vào thời điểm mua vào.
Hàng hoá được mua vào với thuế suất thuế GTGT 10% thì trong kỳ tính thuế, doanh nghiệp sẽ được hoàn thuế, khấu trừ thuế GTGT.
Do đó, hàng hóa thuộc đối tượng giảm thuế dù đã được mua vào trước 01/7/2023 với thuế suất 10% thì khi bán ra sau 01/7/2023 vẫn phải xuất hóa đơn theo thuế suất 8%.
Ví dụ: Doanh nghiệp mua hàng với giá 800 triệu đồng (tháng 6/2023) sẽ chịu thuế suất 10%, tuy nhiên đến tháng 7/2023, khi doanh nghiệp bán hàng hóa đã mua vào đến người tiêu dùng, lúc này giả sử giá bán ra 01 tỷ đồng thì hàng hóa bán ra chịu thuế suất 8%, tiền thuế GTGT lúc này sẽ là 80 triệu đồng.
Áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 8% hay 10% khi thực hiện bán hàng hóa mua vào trước 01/7/2023?
Xuất hóa đơn GTGT ghi sai mức thuế suất thì xử lý thế nào?
Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, người bán và người mua thỏa thuận với nhau để chọn 01 trong 02 cách giải quyết sau:
Cách 1: Lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót
- Bên bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót để gửi cho bên mua.
- Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.
Nội dung cần ghi trên hóa đơn điều chỉnh: Với điều chỉnh tăng thì ghi dấu dương, với điều chỉnh giảm thì ghi dấu âm đúng với thực tế điều chỉnh.
Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót sau đó gửi cho người mua (đối với hóa đơn điện tử không có mã) hoặc gửi cho cơ quan thuế cấp mã và sau đó gửi cho người mua (đối với hóa đơn điện tử có mã).
Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh sai sót thì 02 bên ghi rõ sai sót trong văn bản thỏa thuận. Trường hợp này không cần nộp Mẫu 04/SS-HĐĐT cho cơ quan thuế.
Cách 2: Lập hóa đơn điện tử mới thay thế
- Bên bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót để gửi cho bên mua.
- Trường hợp bên bán và bên mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn ban đầu có sai sót 02 bên ghi rõ sai sót vào văn bản, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót.
Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.
Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó gửi cho người mua (đối với hóa đơn điện tử không có mã) hoặc gửi cho cơ quan thuế cấp mã và sau đó gửi cho người mua (đối với hóa đơn điện tử có mã).
Việc giảm thuế GTGT 2023 sẽ thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
Căn cứ theo quy định tại Nghị định 44/2023/NĐ-CP, việc giảm thuế GTGT 2023 từ 10% xuống 8% sẽ thực hiện dựa trên một số nguyên tắc như sau:
Thứ nhất, việc giảm thuế áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ được nêu tại các Phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP
Thứ hai, cơ sở kinh doanh căn cứ vào mã ngành sản phẩm và danh mục mã số HS (áp dụng đối với hàng hóa tại khâu nhập khẩu) để tra cứu, đối chiếu với Phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP để xác định hàng hóa, dịch vụ có được giảm thuế hay không.
Thứ ba, hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT 0%, 5% sẽ không được giảm thuế GTGT.
Thứ tư, việc giảm thuế giá trị gia tăng được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại.
Riêng đối với mặt hàng than thì chỉ áp dụng đối với khâu khai thác bán ra (bao gồm cả than khai thác sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra), các khâu khác không được giảm thuế.
Thứ năm, thời gian áp dựng chính sách giảm thuế GTGT 8% đối với các hàng hóa, dịch vụ được giảm theo quy định tại Nghị định 44/2023/NĐ-CP từ ngày 01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có được tiết lộ thông tin về hợp đồng mua bán điện không?
- Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu là gì? Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án bao gồm những nội dung chính nào?
- Vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động thì xử phạt hành chính như thế nào theo quy định?
- Luật chuyên ngành điều chỉnh quan hệ dân sự có mâu thuẫn với nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự thì áp dụng Luật nào?
- Siêu hình trong triết học là gì? Phương pháp siêu hình là gì? Sinh viên học môn triết học có nhiệm vụ gì?