Hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi không có người nhận hoặc người nhận từ chối trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa thì xử lý như thế nào? Trường hợp hàng hoá bị mất mát, hư hỏng thì bồi thường như thế nào?
- Xử lý hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi không có người nhận hoặc người nhận từ chối
- Trường hợp hàng hoá bị mất mát, hư hỏng thì bồi thường như thế nào?
- Thời hạn gửi yêu cầu bồi thường, thời hạn giải quyết bồi thường và thời hiệu khởi kiện theo quy định pháp luật
- Người kinh doanh vận tải có được giới hạn chịu trách nhiệm về yêu cầu bồi thường không?
Xử lý hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi không có người nhận hoặc người nhận từ chối
Căn cứ Điều 90 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định cụ thể như sau:
- Khi hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi đã được vận tải đến nơi trả hàng mà không có người nhận hoặc người nhận từ chối nhận thì người kinh doanh vận tải có quyền gửi hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi vào nơi an toàn, thích hợp và thông báo ngay cho người thuê vận tải biết; mọi chi phí phát sinh do người thuê vận tải chịu.
- Sau ba mươi ngày, kể từ ngày người kinh doanh vận tải thông báo cho người thuê vận tải, nếu người kinh doanh vận tải không nhận được trả lời của người thuê vận tải hoặc người kinh doanh vận tải không được thanh toán đầy đủ chi phí phát sinh thì người kinh doanh vận tải có quyền bán đấu giá hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi để trang trải chi phí phát sinh theo quy định của pháp luật về bán đấu giá; nếu hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi thuộc loại mau hỏng hoặc chi phí ký gửi quá lớn so với giá trị của hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi thì người kinh doanh vận tải có quyền bán đấu giá trước thời hạn trên, nhưng phải thông báo cho người thuê vận tải biết trước khi bán.
- Hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi thuộc loại cấm lưu thông hoặc có quy định hạn chế vận chuyển mà không có người nhận hoặc người nhận từ chối nhận thì được giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý.
Hàng hoá không có người nhận hoặc người nhận từ chối trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
Trường hợp hàng hoá bị mất mát, hư hỏng thì bồi thường như thế nào?
Tại Điều 91 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định:
- Khi người kinh doanh vận tải phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với hàng hoá mất mát, hư hỏng toàn bộ hoặc một phần thì mức bồi thường được tính theo giá trị hàng hoá tại nơi và thời điểm mà hàng hoá được giao cho người nhận hàng.
- Giá bồi thường đối với hàng hoá mất mát, hư hỏng do hai bên thoả thuận theo giá thị trường tại thời điểm trả tiền bồi thường; trường hợp không xác định được giá thị trường thì tính theo giá trung bình của hàng hoá cùng loại, cùng chất lượng.
Thời hạn gửi yêu cầu bồi thường, thời hạn giải quyết bồi thường và thời hiệu khởi kiện theo quy định pháp luật
Theo Điều 92 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định như sau:
- Thời hạn gửi yêu cầu bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi là hai mươi ngày, kể từ ngày hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi được giao cho người nhận hoặc ngày mà lẽ ra hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi phải được giao cho người nhận. Người kinh doanh vận tải phải giải quyết bồi thường trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày có yêu cầu bồi thường của người thuê vận tải.
- Thời hạn gửi yêu cầu bồi thường thiệt hại liên quan đến tính mạng, sức khoẻ của hành khách là hai mươi ngày, kể từ thời điểm xảy ra thiệt hại. Người kinh doanh vận tải có trách nhiệm giải quyết yêu cầu bồi thường trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày có yêu cầu bồi thường của hành khách hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.
- Trường hợp hai bên không giải quyết được yêu cầu bồi thường thì có quyền yêu cầu trọng tài kinh tế hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật. Thời hiệu khởi kiện đòi bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi, đòi bồi thường thiệt hại liên quan đến tính mạng, sức khoẻ là một năm, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết yêu cầu bồi thường quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Người kinh doanh vận tải có được giới hạn chịu trách nhiệm về yêu cầu bồi thường không?
Theo Điều 93 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải cụ thể như sau:
- Người thuê vận tải căn cứ vào giá trị hàng hoá khai trong giấy vận chuyển và theo mức thiệt hại thực tế mà yêu cầu bồi thường, nhưng không vượt quá giá trị hàng hoá đã ghi trong giấy vận chuyển.
- Trường hợp người thuê vận tải không khai giá trị hàng hoá thì mức bồi thường được tính theo giá trung bình của hàng hoá cùng loại, nhưng không vượt quá mức bồi thường do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Nghệ An? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Nghệ An như thế nào?
- Công an nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo của ai? Vị trí của Công an nhân dân như thế nào? Chức năng của Công an nhân dân?
- Ngân hàng thương mại có được vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định không?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Kiên Giang thế nào? Điểm bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán 2025 tại Kiên Giang?
- Định giá xây dựng là gì? Lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có bao gồm lĩnh vực định giá xây dựng?