Hàng hóa được coi là có xuất xứ từ các nước thành viên Hiệp định RCEP trong những trường hợp nào?

Cho tôi hỏi trong trường hợp nào thì hàng hóa được coi là có xuất xứ từ các nước thành viên Hiệp định RCEP? Hàng hóa được coi là có xuất xứ thuần túy từ một nước thành viên Hiệp định RCEP khi nào? - Câu hỏi của anh Khánh (Long An)

Trong trường hợp nào thì hàng hóa được coi là có xuất xứ từ các nước thành viên Hiệp định RCEP?

Hàng hóa có xuất xứ từ các nước thành viên Hiệp định RCEP

Hàng hóa có xuất xứ từ các nước thành viên Hiệp định RCEP (Hình từ Internet)

Căn cứ Điều 5 Thông tư 05/2022/TT-BCT quy định như sau:

Hàng hóa có xuất xứ
Hàng hóa được coi là có xuất xứ khi:
1. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước thành viên theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
2. Hàng hóa được sản xuất tại một nước thành viên chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ từ một hay nhiều nước thành viên.
3. Hàng hóa được sản xuất tại một nước thành viên có sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ, đáp ứng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Theo đó, các trường hợp hàng hóa được coi là có xuất xứ từ các nước thành viên Hiệp định RCEP bao gồm:

- Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước thành viên Hiệp định RCEP theo quy định tại Điều 6 Thông tư 05/2022/TT-BCT.

- Hàng hóa được sản xuất tại một nước thành viên Hiệp định RCEP chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ từ một hay nhiều nước thành viên.

- Hàng hóa được sản xuất tại một nước thành viên Hiệp định RCEP có sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ, đáp ứng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 05/2022/TT-BCT (sửa đổi bởi Thông tư 32/2022/TT-BCT).

Hàng hóa được coi là có xuất xứ thuần túy từ một nước thành viên Hiệp định RCEP khi nào?

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 05/2022/TT-BCT thì hàng hóa được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước thành viên Hiệp định RCEP trong các trường hợp sau:

- Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng (bao gồm quả, hoa, rau, cây, rong biển, nấm và cây trồng) được trồng, thu hoạch, hái hoặc thu lượm tại nước thành viên đó.

- Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại nước thành viên đó.

- Sản phẩm thu được từ động vật sống được nuôi dưỡng tại nước thành viên đó.

- Sản phẩm thu được từ săn bắn, đánh bẫy, đánh bắt, canh tác, nuôi trồng thủy sản, thu lượm hoặc săn bắt tại nước thành viên đó.

- Khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên khác, không bao gồm các hàng hóa nêu trên, được chiết xuất hoặc lấy từ đất, nước, đáy biển hoặc lớp đất dưới đáy biển.

- Hải sản và các sản phẩm từ biển khác đánh bắt bằng tàu của nước thành viên đó (tàu được đăng ký và được phép treo cờ của nước thành viên đó) và các sản phẩm khác được đánh bắt bởi nước thành viên đó hoặc cá nhân hoặc pháp nhân của nước thành viên đó lấy từ vùng nước, đáy biển hoặc lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của các nước thành viên và các nước không phải là thành viên, phù hợp với luật pháp quốc tế;

Với điều kiện trong trường hợp hải sản và các sản phẩm từ biển khác đánh bắt từ vùng đặc quyền kinh tế của các nước thành viên hoặc các nước không phải là thành viên thì nước thành viên đó hoặc cá nhân hoặc pháp nhân của nước thành viên đó có quyền khai thác vùng đặc quyền kinh tế đó;

Trong trường hợp sản phẩm khác, nước thành viên đó hoặc cá nhân hoặc pháp nhân của nước thành viên đó có quyền khai thác đáy biển và lòng đất dưới đáy biển đó, phù hợp với luật pháp quốc tế.

- Hải sản và các sản phẩm từ biển khác đánh bắt bằng tàu của nước thành viên đó từ vùng biển phù hợp với luật pháp quốc tế.

- Sản phẩm chế biến hoặc sản xuất ngay trên tàu chế biến của nước thành viên đó từ các sản phẩm Hải sản và các sản phẩm từ biển khác nêu trên.

- Sản phẩm là phế thải và phế liệu thu được từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng tại nước thành viên đó, với điều kiện sản phẩm đó chỉ dùng để tiêu hủy, tái chế nguyên liệu thô hoặc dùng cho mục đích tái chế;

Hoặc là sản phẩm đã qua sử dụng được thu nhặt tại nước thành viên đó, với điều kiện sản phẩm đó chỉ dùng để tiêu hủy, tái chế nguyên liệu thô hoặc dùng cho mục đích tái chế.

- Hàng hóa thu được hoặc được sản xuất tại nước thành viên đó chỉ từ các sản phẩm nêu trên hoặc từ các sản phẩm thu được từ chúng.

Hàng hóa được vận chuyển qua nước khác được coi là giữ nguyên xuất xứ từ các nước thành viên Hiệp định RCEP khi đáp ứng điều kiện gì?

Tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 05/2022/TT-BCT quy định hàng hóa được coi là giữ nguyên xuất xứ theo quy định lại Điều 5 Thông tư 05/2022/TT-BCT khi đáp ứng một trong các điều kiện sau:

- Hàng hóa được vận chuyển trực tiếp từ nước thành viên xuất khẩu đến nước thành viên nhập khẩu.

- Hàng hóa được vận chuyển qua một hay nhiều nước thành viên mà không phải là nước thành viên xuất khẩu và nước thành viên nhập khẩu (sau đây gọi là các nước thành viên trung gian), hoặc qua các nước không phải là thành viên, với điều kiện:

+ Không trải qua bất kỳ công đoạn sản xuất, gia công tại các nước thành viên trung gian hoặc các nước không phải là thành viên, ngoại trừ các hoạt động hậu cần như dỡ hàng, bốc hàng, lưu kho hoặc các hoạt động cần thiết khác để bảo quản tốt hàng hóa hoặc để vận chuyển hàng hóa tới nước thành viên nhập khẩu.

+ Dưới sự giám sát của cơ quan hải quan của các nước thành viên trung gian hoặc các nước không phải là thành viên.

Xuất xứ hàng hóa
Hiệp định RCEP
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cơ sở kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu? Mẫu bảng khai báo xuất xứ của nhà cung cấp nguyên liệu trong nước là mẫu nào?
Pháp luật
CO form AJ là gì? CO form AJ cấp sau 3 ngày phải đánh dấu gì? Trường hợp nào được miễn nộp CO?
Pháp luật
Nhà nhập khẩu có được nộp C/O mẫu E cấp sau cho cơ quan hải quan để đề nghị hưởng ưu đãi thuế quan không?
Pháp luật
Công thức tính RVC hàm lượng giá trị khu vực theo Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong ACFTA? Xác định trị giá nguyên liệu không có xuất xứ VNM?
Pháp luật
Chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo GSP là gì? Mẫu khai báo xuất xứ của thương nhân? Hướng dẫn cách điền?
Pháp luật
CO form AANZ là gì? Mẫu CO form AANZ? Hướng dẫn kê khai CO form AANZ? Danh mục các tổ chức cấp CO?
Pháp luật
Hướng dẫn kê khai chi tiết CO form E xuất khẩu (Giấy chứng nhận xuất xứ form E)? Tổng hợp các cơ quan, tổ chức cấp CO form E của Việt Nam?
Pháp luật
Tải về Quy tắc cụ thể mặt hàng phiên bản HS 2017 thuộc Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong ACFTA? Tiêu chí Quy tắc quy trình sản xuất 1, 2, 3 là gì?
Pháp luật
Hướng dẫn kê khai mẫu CO form AHK xuất khẩu chi tiết nhất? CO form AHK có thời hạn hiệu lực bao lâu?
Pháp luật
Làm thế nào để biết được xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trong khai hải quan? Nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xuất xứ hàng hóa
1,213 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xuất xứ hàng hóa Hiệp định RCEP

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xuất xứ hàng hóa Xem toàn bộ văn bản về Hiệp định RCEP

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào