Hàng hóa đưa từ nội địa vào khu vực hải quan riêng có bị áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương không?

Hàng hóa đưa từ nội địa vào khu vực hải quan riêng có bị áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương không? Việc thương nhân mua hàng hóa từ khu vực hải quan riêng đưa vào nội địa và bán chính hàng hóa đó sang khu vực hải quan riêng khác được thực hiện ra sao? Câu hỏi của anh M (Tiền Giang).

Khu vực hải quan riêng là gì?

Khu vực hải quan riêng được giải thích tại Điều 3 Luật Quản lý ngoại thương 2017 như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động ngoại thương là hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; quá cảnh và các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Các biện pháp kỹ thuật là các biện pháp áp dụng với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm, đo lường.
3. Các biện pháp kiểm dịch bao gồm các biện pháp kiểm dịch động vật và các sản phẩm từ động vật, kiểm dịch thực vật và kiểm dịch y tế biên giới theo quy định của pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y, phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
4. Khu vực hải quan riêng là khu vực địa lý xác định trên lãnh thổ Việt Nam được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; có quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa với phần lãnh thổ còn lại và nước ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
...

Theo quy định này thì khu vực hải quan riêng được hiểu là khu vực địa lý xác định trên lãnh thổ Việt Nam được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; có quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa với phần lãnh thổ còn lại và nước ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.

Hàng hóa đưa từ nội địa vào khu vực hải quan riêng có bị áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương không?

Hàng hóa đưa từ nội địa vào khu vực hải quan riêng có bị áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương không? (hình từ internet)

Việc thương nhân mua hàng hóa từ khu vực hải quan riêng đưa vào nội địa và bán chính hàng hóa đó sang khu vực hải quan riêng khác được thực hiện ra sao?

Việc thương nhân mua hàng hóa từ khu vực hải quan riêng đưa vào nội địa và bán chính hàng hóa đó sang khu vực hải quan riêng khác được thực hiện theo quy định tại Điều 39 Luật Quản lý ngoại thương 2017, cụ thể như sau

Kinh doanh tạm nhập, tái xuất
1. Việc thương nhân mua hàng hóa từ một nước đưa vào lãnh thổ Việt Nam hoặc từ khu vực hải quan riêng đưa vào nội địa và bán chính hàng hóa đó sang nước, khu vực hải quan riêng khác được thực hiện như sau:
a) Thương nhân phải có giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Thương nhân kinh doanh tạm nhập, tái xuất phải đáp ứng các điều kiện đã được quy định đối với hàng hóa thuộc ngành, nghề kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện;
c) Thương nhân kinh doanh tạm nhập, tái xuất chỉ phải làm thủ tục tại cơ quan hải quan cửa khẩu đối với hàng hóa không thuộc quy định tại điểm a, điểm b khoản này và Điều 40 của Luật này.
...

Theo đó, việc thương nhân mua hàng hóa từ khu vực hải quan riêng đưa vào nội địa và bán chính hàng hóa đó sang khu vực hải quan riêng khác được thực hiện như sau:

- Thương nhân phải có giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu;

- Thương nhân kinh doanh tạm nhập, tái xuất phải đáp ứng các điều kiện đã được quy định đối với hàng hóa thuộc ngành, nghề kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện;

- Thương nhân kinh doanh tạm nhập, tái xuất chỉ phải làm thủ tục tại cơ quan hải quan cửa khẩu đối với hàng hóa không thuộc quy định tại điểm a, điểm b khoản này và Điều 40 Luật Quản lý ngoại thương 2017.

Hàng hóa đưa từ nội địa vào khu vực hải quan riêng có bị áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương không?

Áp dụng biện pháp quản lý hàng hóa xuất khẩu đối với khu vực hải quan riêng được quy định tại Điều 56 Luật Quản lý ngoại thương 2017, cụ thể như sau:

Áp dụng biện pháp quản lý hàng hóa xuất khẩu đối với khu vực hải quan riêng
1. Áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương đối với hàng hóa được đưa từ khu vực hải quan riêng ra nước ngoài như đối với hàng hóa được đưa từ nội địa ra nước ngoài.
2. Không áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương đối với hàng hóa đưa từ nội địa vào khu vực hải quan riêng.
3. Chỉ áp dụng một lần các biện pháp quản lý hàng hóa xuất khẩu đối với khu vực hải quan riêng.
4. Hàng hóa quy định tại khoản 2 Điều này phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Theo quy định này thì sẽ không áp biện pháp quản lý ngoại thương đối với hàng hóa đưa từ nội địa vào khu vực hải quan riêng.

Tuy nhiên trong trường hợp cần thiết nhằm chống gian lận thương mại và chuyển tải bất hợp pháp, Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng hoặc không áp dụng một hoặc một số biện pháp quản lý ngoại thương đối với hàng hóa đưa từ nội địa vào khu vực hải quan riêng (theo Điều 59 Luật Quản lý ngoại thương 2017).

Hoạt động ngoại thương
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hoạt động ngoại thương gồm những hoạt động nào? Những ai được tham gia phát triển hoạt động ngoại thương?
Pháp luật
Chi nhánh của thương nhân Việt Nam có được thực hiện hoạt động ngoại thương theo ủy quyền của thương nhân không?
Pháp luật
Hoạt động ngoại thương được thực hiện dưới những hình thức nào? Thực hiện quyền tự do kinh doanh xuất nhập khẩu của thương nhân thế nào?
Pháp luật
Hoạt động ngoại thương với nước có chung biên giới với Việt Nam được áp dụng các biện pháp quản lý đặc thù nào?
Pháp luật
Hàng hóa đưa từ nội địa vào khu vực hải quan riêng có bị áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương không?
Pháp luật
Chính sách phát triển hoạt động ngoại thương thông qua xúc tiến thương mại được thực hiện thế nào?
Pháp luật
Các biện pháp kỹ thuật trong hoạt động ngoại thương là gì? Nguyên tắc áp dụng biện pháp này đối với hàng hóa xuất nhập khẩu?
Pháp luật
Nhà nước có chính sách phát triển hoạt động ngoại thương thông qua các biện pháp nào theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Hoạt động ngoại thương là gì? Những cơ quan nào có trách nhiệm quản lý nhà nước về ngoại thương?
Pháp luật
Biện pháp phát triển hoạt động ngoại thương thông qua hoạt động của đại diện thương mại được quy định thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hoạt động ngoại thương
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
3,907 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hoạt động ngoại thương

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hoạt động ngoại thương

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào