Hàng hóa có xuất xứ thuần túy là hàng hóa đã qua sử dụng thì có được miễn Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu E hay không?
Hàng hóa có xuất xứ là gì?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 12/2019/TT-BCT định nghĩa về hàng hóa có xuất xứ như sau:
Giải thích từ ngữ
Theo quy định tại Thông tư này, các thuật ngữ dưới đây hiểu như sau:
...
6. Nguyên liệu giống nhau và có thể dùng thay thế lẫn nhau là những nguyên liệu cùng loại có thể dùng thay thế lẫn nhau vì mục đích thương mại, có đặc tính cơ bản giống nhau và không thể chỉ ra sự khác biệt bằng cách kiểm tra trực quan đơn thuần.
7. Nguyên liệu bao gồm bất kỳ chất liệu hoặc vật phẩm nào được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa, kết hợp tự nhiên thành hàng hóa hoặc tham gia vào một quá trình sản xuất một hàng hóa khác.
8. Nguyên liệu có xuất xứ hoặc hàng hóa có xuất xứ là nguyên liệu hoặc hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Thông tư này.
9. Nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói để vận chuyển là nguyên liệu và bao bì được sử dụng để bảo vệ hàng hóa trong quá trình vận chuyển mà không phải là nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói hàng hóa dùng để bán lẻ.
10. Sản xuất là các phương thức để thu được hàng hóa bao gồm nuôi trồng, chăn nuôi, khai thác, thu hoạch, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, canh tác, đánh bẫy, săn bắn, săn bắt, thu lượm, thu nhặt, gây giống, chiết xuất, chế tạo, sản xuất, gia công, lắp ráp hàng hóa, v.v…
...
Như vậy, hàng hóa có xuất xứ là hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ hàng hóa theo quy định pháp luật.
Theo Điều 5 Thông tư 12/2019/TT-BCT thì hàng hóa có xuất xứ bao gồm hàng hóa:
(1) Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một Nước thành viên theo quy định pháp luật
(2) Được sản xuất tại một Nước thành viên chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ của một hay nhiều Nước thành viên.
(3) Được sản xuất từ nguyên liệu không có xuất xứ tại một Nước thành viên với điều kiện hàng hóa đó đáp ứng các quy định pháp luật.
Hàng hóa có xuất xứ thuần túy là hàng hóa đã qua sử dụng thì có được miễn Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu E hay không? (Hình từ Internet)
Hàng hóa có xuất xứ thuần túy có bao gồm hàng hóa đã qua sử dụng tại một nước thành viên ACFTA hay không?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 12/2019/TT-BCT quy định về hàng hóa có xuất xứ thuần túy như sau:
Hàng hóa có xuất xứ thuần túy
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này, hàng hóa được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ trong các trường hợp sau:
1. Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng (bao gồm quả, hoa, rau, cây, rong biển, nấm và cây trồng) được trồng, thu hoạch, hái hoặc thu lượm tại một Nước thành viên.
2. Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại một Nước thành viên.
3. Sản phẩm thu được từ động vật sống tại một Nước thành viên mà chưa qua chế biến, bao gồm sữa, trứng, mật ong tự nhiên, lông, len, tinh dịch và phân.
4. Sản phẩm thu được từ săn bắn, đánh bẫy, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, thu lượm hoặc săn bắt tại một Nước thành viên.
5. Khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên khác được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển tại một Nước thành viên.
6. Sản phẩm đánh bắt từ vùng biển, đáy biển hoặc dưới đáy biển ngoài vùng lãnh hải của một Nước thành viên, với điều kiện Nước thành viên đó có quyền khai thác vùng biển, đáy biển và dưới đáy biển theo luật quốc tế đã được công nhận rộng rãi, bao gồm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982.
7. Hải sản và các sản phẩm từ biển khác đánh bắt từ vùng biển quốc tế bằng tàu được đăng ký tại một Nước thành viên hoặc treo cờ của Nước thành viên đó.
8. Sản phẩm chế biến hoặc sản xuất ngay trên tàu chế biến được đăng ký hoặc được treo cờ của một Nước thành viên từ các sản phẩm nêu tại khoản 7 Điều này.
9. Phế thải và phế liệu thu được từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng tại một Nước thành viên chỉ phù hợp để tái chế nguyên liệu thô.
10. Hàng hóa đã qua sử dụng và được thu nhặt tại một Nước thành viên chỉ phù hợp để tái chế nguyên liệu thô.
11. Hàng hóa thu được hoặc được sản xuất tại một Nước thành viên chỉ từ các sản phẩm nêu từ khoản 1 đến khoản 10 Điều này.
Theo đó hàng hóa đã qua sử dụng và được thu nhặt tại một Nước thành viên ACFTA (Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa) chỉ được xem là hàng hóa có xuất xứ thuần túy nếu nó chỉ có thể dùng để tái chế nguyên liệu thô.
Hàng hóa có xuất xứ thuần túy là hàng hóa đã qua sử dụng thì có được miễn Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu E hay không?
Căn cứ Điều 26 Thông tư 12/2019/TT-BCT quy định về trường hợp miễn C/O mẫu E như sau:
Miễn nộp C/O mẫu E
1. Trường hợp hàng hóa có xuất xứ từ Nước thành viên xuất khẩu có trị giá FOB không vượt quá 200 đô la Mỹ được miễn nộp C/O mẫu E và chỉ cần bản khai báo đơn giản của nhà xuất khẩu rằng hàng hóa đó có xuất xứ của Nước thành viên xuất khẩu. Hàng hóa gửi qua đường bưu điện có trị giá FOB không vượt quá 200 đô la Mỹ cũng được áp dụng quy định này.
2. Trường hợp cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu xác định rằng việc nhập khẩu các lô hàng liên tiếp có thể nhằm mục đích tránh không phải nộp C/O, hàng hóa nhập khẩu như vậy không được miễn C/O mẫu E theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo quy định trên thì nếu hàng hóa có xuất xứ thuần túy là hàng hóa đã qua sử dụng có xuất xứ từ Nước thành viên xuất khẩu có trị giá FOB không vượt quá 200 đô la Mỹ được miễn nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu E và chỉ cần bản khai báo đơn giản của nhà xuất khẩu rằng hàng hóa đó có xuất xứ của Nước thành viên xuất khẩu.
Trường hợp hàng hóa có xuất xử thuần túy được gửi qua đường bưu điện có trị giá FOB không vượt quá 200 đô la Mỹ thì cũng được được miễn nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu E.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?