Hạn ngạch thuế quan xuất khẩu là gì? Tại sao phải quản lý nhập khẩu bằng hạn ngạch và thẩm quyền áp dụng quy định ra sao?
- Hạn ngạch thuế quan xuất khẩu là gì? Tại sao phải quản lý nhập khẩu bằng hạn ngạch?
- Áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan xuất khẩu được quy định thế nào?
- Thẩm quyền áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan xuất khẩu được quy định ra sao?
- Trường hợp có tranh chấp về áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan xuất khẩu thì xử lý dựa trên nguyên tắc gì?
Hạn ngạch thuế quan xuất khẩu là gì? Tại sao phải quản lý nhập khẩu bằng hạn ngạch?
Biện pháp hạn ngạch thuế quan xuất khẩu được quy định tại Điều 20 Luật Quản lý ngoại thương 2017, cụ thể như sau:
Biện pháp hạn ngạch thuế quan xuất khẩu, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu
1. Hạn ngạch thuế quan xuất khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để quyết định số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa xuất khẩu với thuế suất cụ thể.
2. Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để quyết định số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa nhập khẩu với thuế suất ưu đãi hơn so với mức thuế suất ngoài hạn ngạch.
Theo đó, hạn ngạch thuế quan xuất khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để quyết định số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa xuất khẩu với thuế suất cụ thể.
Về cơ bản, việc quản lý nhập khẩu bằng hạn ngạch có mục tiêu chính là bảo vệ thị trường trong nước trước hàng hóa nước ngoài bằng cách hạn chế nhập khẩu hàng hóa từ thị trường nước ngoài.
Ngoài ra, quản lý nhập khẩu bằng hạn ngạch còn nhằm những mục đích sau:
(1) Bảo đảm ổn định mặt bằng giá trong nước bằng cách điều tiết việc mua sắm hàng hoá của nước ngoài. Chống lại các chính sách thương mại của nước ngoài.
(2) Để kiểm tra các mặt hàng nhập khẩu đầu cơ có dự báo về sự thay đổi của thuế suất, tỷ giá hối đoái và nội tệ.
(3) Giảm thâm hụt cán cân thanh toán của đất nước. Hạn ngạch nhập khẩu giúp điều chỉnh cán cân thanh toán bất lợi.
(4) Bảo toàn nguồn ngoại hối có hạn của đất nước và tận dụng cho những mặt hàng có mức độ ưu tiên cao hơn.
(5) Để ngăn cản sự tiêu thụ không cần thiết của các bộ phận giàu có thông qua việc đặt ra các hạn chế đối với việc nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ.
(Lưu ý: các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo)
Hạn ngạch thuế quan xuất khẩu là gì? Tại sao phải quản lý nhập khẩu bằng hạn ngạch và thẩm quyền áp dụng quy định ra sao? (hình từ internet)
Áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan xuất khẩu được quy định thế nào?
Áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan xuất khẩu được quy định tại Điều 21 Luật Quản lý ngoại thương 2017, cụ thể như sau:
Áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan xuất khẩu, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu
1. Áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan xuất khẩu, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Không áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa được dùng để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu.
3. Việc áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan xuất khẩu, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu phải bảo đảm công khai, minh bạch về số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa; công khai, minh bạch, khách quan về phương thức phân giao hạn ngạch thuế quan xuất khẩu, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu.
Theo đó, việc áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan xuất khẩu được thực hiện theo quy định sau:
- Áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan xuất khẩu theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Việc áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan xuất khẩu phải bảo đảm công khai, minh bạch về số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa; công khai, minh bạch, khách quan về phương thức phân giao hạn ngạch thuế quan xuất khẩu.
Thẩm quyền áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan xuất khẩu được quy định ra sao?
Thẩm quyền áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan được quy định tại Điều 22 Luật Quản lý ngoại thương 2017, cụ thể như sau:
Thẩm quyền áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quyết định lượng hạn ngạch thuế quan đối với từng hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý.
2. Bộ Công Thương công bố việc áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan và quyết định phương thức phân giao hạn ngạch thuế quan.
Theo đó, thẩm quyền áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan xuất khẩu được phân định như sau:
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quyết định lượng hạn ngạch thuế quan đối với từng hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý.
- Bộ Công Thương công bố việc áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan và quyết định phương thức phân giao hạn ngạch thuế quan.
Trường hợp có tranh chấp về áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan xuất khẩu thì xử lý dựa trên nguyên tắc gì?
Nguyên tắc tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương nói chung và biện pháp hạn ngạch thuế quan xuất khẩu của cơ quan quản lý nhà nước nói riêng được quy định tại Điều 108 Luật Quản lý ngoại thương 2017, gồm các nguyên tắc sau:
- Chỉ tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương liên quan đến quan hệ giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Bảo đảm quyền và lợi ích của Việt Nam được bảo vệ kịp thời, hợp lý giữa các bên tham gia tranh chấp.
- Các tranh chấp về ngoại thương giữa thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài do các thương nhân giải quyết theo thỏa thuận, theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì? Cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi theo Thông tư 06 chi tiết, cụ thể?
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?