Hạn mức nợ ròng hiện thời của thành viên tham gia thanh toán giá trị thấp trên Hệ thống TTLNH Quốc gia có thay đổi không?
- Thành viên tham gia dịch vụ thanh toán giá trị thấp trên Hệ thống TTLNH Quốc gia có phải tự tính hạn mức nợ ròng đầu kỳ?
- Hạn mức nợ ròng hiện thời của thành viên tham gia dịch vụ thanh toán giá trị thấp trên Hệ thống TTLNH Quốc gia có thay đổi không?
- Thực hiện xử lý thiếu hạn mức nợ ròng trong thanh toán giá trị thấp trên Hệ thống TTLNH Quốc gia thế nào?
Thành viên tham gia dịch vụ thanh toán giá trị thấp trên Hệ thống TTLNH Quốc gia có phải tự tính hạn mức nợ ròng đầu kỳ?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 16 Thông tư 08/2024/TT-NHNN như sau:
Hạn mức nợ ròng
1. Thiết lập hạn mức nợ ròng
...
c) Các thành viên tham gia dịch vụ thanh toán giá trị thấp tự tính hạn mức nợ ròng đầu kỳ và gửi đề nghị thiết lập hạn mức nợ ròng đến Sở Giao dịch trong vòng 05 ngày làm việc đầu tiên của kỳ thiết lập hạn mức nợ ròng.
Hạn mức nợ ròng đầu kỳ của mỗi thành viên được tính trên cơ sở mức chênh lệch (phải trả - phải thu) cao nhất trong thanh toán giá trị thấp của thành viên xét trong 06 tháng liền trước của kỳ thiết lập hạn mức nợ ròng và đảm bảo tỷ lệ ký quỹ theo quy định;
Trường hợp hạn mức nợ ròng đầu kỳ tính toán bằng không hoặc âm, hạn mức nợ ròng được tính trên cơ sở hạn mức nợ ròng kỳ liền trước và đảm bảo tỷ lệ ký quỹ theo quy định;
Trường hợp thành viên tham gia dịch vụ thanh toán giá trị thấp có thời gian chưa đủ 06 tháng, hạn mức nợ ròng của thành viên đó được thiết lập bằng giá trị của giấy tờ có giá, tiền ký quỹ để thiết lập hạn mức nợ ròng của thành viên;
Thành viên chịu trách nhiệm về số liệu tính hạn mức nợ ròng đầu kỳ. Sở Giao dịch thiết lập hạn mức nợ ròng căn cứ đề nghị của thành viên, giấy tờ có giá, tiền ký quỹ của thành viên để thiết lập hạn mức nợ ròng cho thành viên, đảm bảo tỷ lệ ký quỹ theo quy định, sau đó, thông báo kết quả để thành viên thực hiện;
Trường hợp thành viên không đề nghị thiết lập hạn mức nợ ròng định kỳ trong vòng 05 ngày làm việc đầu tiên của kỳ thiết lập hạn mức nợ ròng, hạn mức nợ ròng của thành viên được thiết lập bằng không. Trường hợp thành viên đề nghị thiết lập hạn mức nợ ròng sau thời gian 05 ngày làm việc đầu tiên của kỳ thiết lập hạn mức nợ ròng, áp dụng tỷ lệ ký quỹ tối thiểu theo quy định (ngoại trừ các thành viên thuộc các trường hợp được quy định tại điểm b, c khoản 3 Điều 17 Thông tư này);
Trường hợp thành viên đề nghị thiết lập hạn mức nợ ròng cao hơn hạn mức nợ ròng đầu kỳ, phần giá trị tăng thêm của hạn mức nợ ròng so với hạn mức nợ ròng đầu kỳ được áp dụng tỷ lệ ký quỹ tương ứng như quy định tại điểm a(i) khoản 2 Điều này.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì các thành viên tham gia dịch vụ thanh toán giá trị thấp tự tính hạn mức nợ ròng đầu kỳ và gửi đề nghị thiết lập hạn mức nợ ròng đến Sở Giao dịch trong vòng 05 ngày làm việc đầu tiên của kỳ thiết lập hạn mức nợ ròng.
Trường hợp thành viên không đề nghị thiết lập hạn mức nợ ròng định kỳ trong thời hạn nêu trên thì hạn mức nợ ròng của thành viên được thiết lập bằng không.
Trường hợp thành viên đề nghị thiết lập hạn mức nợ ròng sau thời hạn nêu trên thì áp dụng tỷ lệ ký quỹ tối thiểu theo quy định (ngoại trừ các thành viên thuộc các trường hợp được quy định tại điểm b và điểm c khoản 3 Điều 17 Thông tư 08/2024/TT-NHNN).
Hạn mức nợ ròng hiện thời của thành viên tham gia thanh toán giá trị thấp trên Hệ thống TTLNH Quốc gia có thay đổi không? (Hình từ Internet)
Hạn mức nợ ròng hiện thời của thành viên tham gia dịch vụ thanh toán giá trị thấp trên Hệ thống TTLNH Quốc gia có thay đổi không?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 16 Thông tư 08/2024/TT-NHNN có quy định như sau:
Hạn mức nợ ròng
...
4. Quản lý hạn mức nợ ròng hiện thời
Hạn mức nợ ròng hiện thời = hạn mức nợ ròng tạm thời trong ngày + tổng các khoản tiền phải thu của lệnh thanh toán giá trị thấp tính từ đầu ngày đến hiện thời - tổng các khoản tiền phải trả của lệnh thanh toán giá trị thấp tính từ đầu ngày đến hiện thời;
Đầu ngày làm việc, các thành viên tham gia dịch vụ thanh toán giá trị thấp được cấp hạn mức nợ ròng. Tại mỗi thời điểm trong ngày làm việc, hạn mức nợ ròng hiện thời có thể thay đổi (tăng hoặc giảm) tùy thuộc vào hoạt động giao dịch thanh toán giá trị thấp của các thành viên và đơn vị thành viên. Hạn mức nợ ròng hiện thời là cơ sở để thực hiện dịch vụ thanh toán giá trị thấp của thành viên, đơn vị thành viên.
5. Để biết thông tin về hạn mức nợ ròng hiện thời, các thành viên thực hiện tra cứu trên Hệ thống TTLNH Quốc gia.
Theo đó, tại mỗi thời điểm trong ngày làm việc hạn mức nợ ròng hiện thời của thành viên tham gia dịch vụ thanh toán giá trị thấp trên Hệ thống TTLNH Quốc gia có thể thay đổi tùy thuộc vào hoạt động giao dịch thanh toán giá trị thấp của thành viên đó.
Thực hiện xử lý thiếu hạn mức nợ ròng trong thanh toán giá trị thấp trên Hệ thống TTLNH Quốc gia thế nào?
Căn cứ vào Điều 18 Thông tư 08/2024/TT-NHNN thì trường hợp số tiền trên lệnh thanh toán vượt quá hạn mức nợ ròng hiện thời, việc xử lý được thực hiện như sau:
- Hệ thống tự động thông báo cho thành viên để thực hiện tăng hạn mức nợ ròng theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Thông tư 08/2024/TT-NHNN để xử lý lệnh thanh toán.
- Khi đủ hạn mức nợ ròng hiện thời, lệnh thanh toán được thực hiện theo thứ tự đến trước xử lý trước.
- Đến thời điểm Hệ thống TTLNH Quốc gia ngừng nhận lệnh thanh toán giá trị thấp, các lệnh thanh toán vượt quá hạn mức nợ ròng hiện thời bị hủy.
Các thành viên và đơn vị thành viên thực hiện vấn tin để kiểm tra tình trạng của các lệnh thanh toán này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 12 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Xem lịch âm tháng 12/2024 chi tiết, đầy đủ nhất?
- Thiệp chúc mừng năm mới khách hàng đối tác 2025 Ất Tỵ? Thiệp chúc mừng năm mới 2025 khách hàng, đối tác?
- Năm 2025, xe khách không thực hiện đúng về giá cước, giá dịch vụ niêm yết bị phạt bao nhiêu tiền?
- 'Tam giác vàng' là gì? Buôn bán thuốc phiện tại Việt Nam thì hình phạt nặng nhất là gì? Nhẹ nhất là gì?
- Tổng biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính Nhà nước tỉnh Kon Tum là bao nhiêu? Tải về phụ lục?