Hà Nội: Nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy, quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy - Vì một cộng đồng khỏe mạnh và an toàn?

Tôi muốn hỏi về việc kế hoạch tháng hành động phòng chống ma túy năm 2022. Triển khai kế hoạch tháng hàng động phòng chống ma túy năm 2022 như thế nào? Các hoạt động được phép liên quan đến ma túy và hoạt động nghiên cứu, giám định, sản xuất chất ma túy, tiền chất được kiểm soát như thế nào? Tôi xin cảm ơn!

Thực hiện tháng hành động phòng chống ma túy năm 2022 tại Hà Nội?

Căn cứ quy định tại Công văn 295/LĐLĐ năm 2022 quy định thực hiện kế hoạch tháng hành động phòng chống ma túy năm 2022 tại Hà Nội như sau:

Thực hiện Kế hoạch số 208/KH-TLĐ ngày 26/5/2022 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Kế hoạch số 158/KH-UBND ngày 08/6/2022 của UBND thành phố Hà Nội về việc triển khai Tháng hành động phòng, chống ma túy năm 2022 trong công nhân, viên chức lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội, Ban Thường vụ LĐLĐ Thành phố đề nghị các cấp Công đoàn Thủ đô tập trung thực hiện một số nội dung cụ thể như sau:

- Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai Tháng hành động phòng, chống ma túy năm 2022 với chủ đề: “Nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy và quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy - Vì một cộng đồng khỏe mạnh và an toàn”; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy, đặc biệt là những điểm mới của Luật Phòng, chống ma túy năm 2021. Đồng thời tuyên truyền lịch sử và ý nghĩa “Tháng hành động phòng, chống ma túy", "ngày toàn dân phòng, chống ma túy - 26/6" tạo chuyển biến mạnh mẽ về ý thức trách nhiệm, hành động của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các cấp, thủ trưởng, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ Thủ đô trong thực hiện công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn ma túy, góp phần phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội và đối ngoại của Thủ đô.

- Phối hợp với chính quyền, chuyên môn đồng cấp và người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp tập trung tuyên truyền về hậu quả và tác hại của ma túy, nhất là ma túy tổng hợp trên các phương tiện thông tin đại chúng, tăng lượng và thời lượng đăng tin, bài, phát sóng tuyên truyền, truyền tải thông điệp phòng, chống ma túy bằng các hình thức sinh động (chủ trong truyền thông qua mạng xã hội), phù hợp với từng nhóm đối tượng cụ thể. Trong đó, đặc biệt quan tâm nội dung tuyên truyền về tác hại của ma túy tổng hợp (ma túy đá, thuốc lắc, cỏ Mỹ...), cần sa, “bóng cười”, “tem giấy”, “bùa lưới”, cách nhận biết các loại cây có chứa chất ma túy (cần sa, cây Khat...) lồng ghép cảnh báo nguy cơ, tác hại của việc sử dụng khí N2O “bóng cười”; các dấu hiệu nhận diện số đối tượng tâm thân có xu hướng bạo lực, số người sử dụng trái phép ma túy tổng hợp dẫn đến suy giảm chức năng nhận thức, ảo giác, loạn thần (hay còn gọi là đối tượng "ngáo đá") để kịp thời để xuất, đưa vào quản lý, phòng ngừa...

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, đoàn viên công đoàn và CNVCLĐ tham gia phong trào phòng, chống ma túy ngay từ gia đình, cộng đông dân cư, Tiếp tục phát động phong trào quần chúng nhân dân, đoàn viên công đoàn và CNVCLĐ ở khu dân cư, tổ dân phố, thôn, xóm, khu nhà trọ công nhân lao động Động viên, khen thưởng kịp thời các mô hình, gương điển hình tiên tiến, tích cực trong tham gia đấu tranh, phát hiện tố giác tội phạm và tệ nạn ma túy ở địa bàn. Duy trì các hoạt động tuần tra theo nhóm tại các Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân lao động trên địa bàn Thành phố, thiết lập hòm thư, đường dây nóng tố giác tội phạm.

- Chỉ đạo CĐCS tuyên truyền, vận động cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ tích cực tham gia tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục phòng chống ma túy đến các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp như: ra quân, tổ chức xe diễu hành, cổ động về phòng, chống ma túy, chủ trong lồng ghép các nội dung tuyên truyền phòng, chống ma túy trên hệ thống loa truyền thanh... đảm bảo phù hợp với công tác phòng, chống dịch bệnh Covid - 19 đang triển khai trên địa bàn; thực hiện cấp phát tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền về phòng, chống ma túy; Duy trì và nhân rộng các mô hình về an ninh trật tự có hiệu quả tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, các khu nhà trọ có đông CNLĐ ở trọ, trú trọng quan tâm động viên, biểu dương các "Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân lao động không có tội phạm, ma túy và tệ nạn xã hội".

- Trang web LĐLĐ Thành phố, Báo Lao động Thủ đô, trang Facebook “Công đoàn Hà Nội” thường xuyên cập nhập, đăng tin, bài về các mô hình, gương điển hình tiên tiến trong công tác phòng, chống ma túy; cổ vũ, động viên gương người nghiện ma túy cai nghiện thành công, tập trung vào các mô hình hỗ trợ người nghiện có hiệu quả tại cộng đồng; tin bài về triển khai “Tháng hành động phòng, chống ma túy” năm 2022.

Kết thúc “Tháng hành động phòng, chống ma túy" năm 2022 đề nghị các đơn vị báo cáo kết quả về LĐLĐ Thành phố (qua Ban Tuyên giáo) trước ngày 30/6/2022 để tổng hợp.

Thực hiện kế hoạch tháng hành động phòng chống ma túy năm 2022 tại Hà Nội gồm những nội dung cụ thể gì?

Hà Nội: Nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy, quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy - Vì một cộng đồng khỏe mạnh và an toàn?

Các quy định được phép thực hiện trong các hoạt động liên quan đến ma túy?

Căn cứ quy định tại Điều 12 Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định như sau:

"Điều 12. Các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy
1. Hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy là hoạt động được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép, bao gồm:
a) Nghiên cứu, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, sản xuất chất ma túy (không bao gồm trồng cây có chứa chất ma túy), tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất;
b) Vận chuyển, bảo quản, tồn trữ, mua bán, phân phối, sử dụng, xử lý, trao đổi chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất;
c) Nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.
2. Hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy quy định tại khoản 1 Điều này được kiểm soát chặt chẽ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan."

Hoạt động nghiên cứu, giám định, sản xuất chất ma túy, tiền chất được kiểm soát thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 13 Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định như sau:

"Điều 13. Kiểm soát hoạt động nghiên cứu, giám định, sản xuất chất ma túy, tiền chất
1. Hoạt động nghiên cứu, giám định, sản xuất chất ma túy (không bao gồm trồng cây có chứa chất ma túy), tiền chất phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo dõi, kiểm tra, giám sát.
2. Chính phủ quy định cơ quan có thẩm quyền cho phép, trình tự, thủ tục cho phép, việc theo dõi, kiểm tra, giám sát quy định tại khoản 1 Điều này."

Như vậy, hoạt động nghiên cứu, giám định, sản xuất chất ma túy, tiền chất phải được kiểm soát theo quy định của pháp luật.

Xem toàn bộ Công văn: Tại đây

Phòng chống ma túy TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN PHÒNG CHỐNG MA TÚY
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trách nhiệm của cá nhân, gia đình trong phòng, chống ma túy như thế nào?
Pháp luật
Cơ sở giáo dục thuộc giáo dục chính quy về công tác giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy có những nội dung gì?
Pháp luật
Tệ nạn ma túy là gì? Cơ quan nhà nước, cơ sở giáo dục có trách nhiệm như thế nào trong việc phòng chống tệ nạn ma túy?
Pháp luật
5 nhiệm vụ và giải pháp của chương trình phòng, chống ma túy trong thanh, thiếu niên theo Quyết định 140/QĐ-TTg 2024 là gì?
Pháp luật
Việc tổ chức thực hiện kế hoạch phòng chống ma túy ở vùng đặc quyền kinh tế do cơ quan nào thực hiện?
Pháp luật
Cơ quan thống nhất quản lý Nhà nước về phòng chống ma túy là cơ quan nào theo Luật phòng chống ma túy 2021?
Pháp luật
12 Hành vi bị nghiêm cấm theo Luật Phòng chống ma túy 2021 gồm những hành vi nào? Trách nhiệm của cá nhân, gia đình ra sao?
Pháp luật
Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng trong việc phòng chống ma túy theo Luật Phòng chống ma túy năm 2021?
Pháp luật
Biểu mẫu Thống kê kinh phí và cán bộ phòng, chống ma túy mới nhất thế nào? Ai chủ trì thực hiện thống kê nhà nước về phòng, chống ma túy?
Pháp luật
Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy gồm những lực lượng gì theo Luật Phòng, chống ma túy 2021?
Pháp luật
Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017 có bao nhiêu điều quy định về tội phạm ma túy? Đó là những điều nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống ma túy
1,124 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống ma túy

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng chống ma túy

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào