Hà Nội hỗ trợ 100% mức phí cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID từ 01/6/2024? Mẫu phiếu lý lịch tư pháp mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Hà Nội hỗ trợ 100% mức phí cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID từ 01/6/2024?
Tại Công văn 1743/STP-PBGDPL năm 2024 tải về được ban hành vào ngày 30/05/2024 với nội dung như sau:
Ngày 15/5/2024, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 11/2024/NQ-HĐND quy định việc hỗ trợ phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp qua ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Theo đó, từ ngày 01/6/2024 đến hết ngày 31/12/2024 Thành phố Hà Nội hỗ trợ 100% mức phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/lần/người khi công dân thực hiện yêu cầu cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID.
Trường hợp công dân có yêu cầu cấp phiếu Lý lịch tư pháp đề nghị cấp trên 02 Phiếu Lý lịch tư pháp bản giấy (từ phiếu thứ 03 trở lên) trong một lần yêu cầu thì được hỗ trợ tối đa 50.000 đ/lần/người tương đương 10 phiếu Lý lịch tư pháp (bản giấy).
Đối tượng áp dụng là công dân Việt Nam thường trú trên địa bàn thành phố Hà Nội có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trên ứng dung VNeID, có yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID.
Lưu ý: Công dân Việt Nam (trẻ em dưới 14 tuổi) thường trú tại thành phố Hà Nội có yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử VNeID thì do Bố đẻ hoặc Mẹ đẻ có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 đã tích hợp “Người phụ thuộc” là Con (trẻ em dưới 14 tuổi) trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử VNeID thực hiện (có Hướng dẫn ban hành kèm theo văn bản này).
Hà Nội hỗ trợ 100% mức phí cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID từ 01/6/2024? (Hình từ Internet)
Mẫu phiếu lý lịch tư pháp mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Tại Điều 41 Luật lý lịch tư pháp 2009 quy định về phiếu lý lịch tư pháp như sau:
Phiếu lý lịch tư pháp gồm có:
- Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức:
+ Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình.
+ Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.
Mẫu phiếu lý lịch tư pháp mới nhất hiện nay được quy định tại Thông tư 16/2013/TT-BTP như sau:
Mẫu Phiếu lý lịch tư pháp số 1: Tải về
Mẫu Phiếu lý lịch tư pháp số 2: Tải về
Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp gồm có những gì?
Đối với phiếu lý lịch tư pháp số 1:
Căn cứ tại Điều 42 Luật Lý lịch tư pháp 2009, quy định nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 1 gồm có các nội dung sau:
- Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
- Tình trạng án tích:
+ Đối với người không bị kết án thì ghi “không có án tích”. Trường hợp người bị kết án chưa đủ điều kiện được xóa án tích thì ghi “có án tích”, tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung;
+ Đối với người được xoá án tích và thông tin về việc xoá án tích đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”;
+ Đối với người được đại xá và thông tin về việc đại xá đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”.
- Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã:
+ Đối với người không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”;
+ Đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức không có yêu cầu thì nội dung quy định tại khoản này không ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp.
Đối với phiếu lý lịch tư pháp số 2:
Căn cứ tại Điều 43 Luật Lý lịch tư pháp 2009, quy định nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 2 gồm có các nội dung sau:
- Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, họ, tên cha, mẹ, vợ, chồng của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
- Tình trạng án tích:
+ Đối với người không bị kết án thì ghi là “không có án tích”;
+ Đối với người đã bị kết án thì ghi đầy đủ án tích đã được xoá, thời điểm được xoá án tích, án tích chưa được xóa, ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án.
Trường hợp người bị kết án bằng các bản án khác nhau thì thông tin về án tích của người đó được ghi theo thứ tự thời gian.
- Thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã:
+ Đối với người không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”;
+ Đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi nhuận của nhà đầu tư trong hoạt động dầu khí là gì? Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài thì thực hiện nghĩa vụ tài chính tại đâu?
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?