Gửi hồ sơ đề nghị tặng danh hiệu chiến sỹ thi đua ngành Giao thông vận tải đến đâu? Gửi hồ sơ vào thời gian nào?
- Gửi hồ sơ đề nghị tặng danh hiệu chiến sỹ thi đua ngành Giao thông vận tải đến đâu? Gửi hồ sơ vào thời gian nào?
- Cá nhân đạt tiêu chuẩn nào được xét tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua ngành Giao thông vận tải ?
- Thành phần hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua ngành Giao thông vận tải bao gồm những giấy tờ gì?
- Nguyên tắc thi đua, khen thưởng trong ngành Giao thông vận tải thế nào?
Gửi hồ sơ đề nghị tặng danh hiệu chiến sỹ thi đua ngành Giao thông vận tải đến đâu? Gửi hồ sơ vào thời gian nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 31/2023/TT-BGTVT quy định như sau:
Việc xét hồ sơ khen thưởng
...
2. Hồ sơ đề nghị tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp Bộ được lập thành 01 bộ (bản chính); đồng thời gửi hồ sơ khen thưởng dưới dạng tệp tin điện tử (file word và file pdf) đến hộp thư [email protected] (trừ văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước).
a) Đối với danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, danh hiệu “Chiến sỹ thi đua ngành Giao thông vận tải” và “Bằng khen của Bộ trưởng”, gửi về trước ngày 31/3 hằng năm;
b) Đối với Kỷ niệm chương vào dịp kỷ niệm ngày truyền thống của ngành Giao thông vận tải, gửi về trước ngày 01/6 hằng năm;
Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị tặng thưởng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp Bộ tính đến thời điểm Bộ Giao thông vận tải (Vụ Tổ chức cán bộ) nhận hồ sơ khen thưởng không quá 06 tháng.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì hồ sơ đề nghị tặng danh hiệu "Chiến sỹ thi đua ngành Giao thông vận tải" cấp Bộ được lập thành 01 bộ (bản chính); đồng thời gửi hồ sơ khen thưởng dưới dạng tệp tin điện tử (file word và file pdf) đến hộp thư [email protected] (trừ văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước) và gửi về trước ngày 31/3 hằng năm.
Cá nhân đạt tiêu chuẩn nào được xét tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua ngành Giao thông vận tải ?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 13/2018/TT-BGTVT như sau quy định để được xét tặng danh hiệu chiến sỹ thi đua ngành giao thông vận tải cá nhân cần đáp ứng các tiêu chuẩn như sau:
- Có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân ba lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;
- Có sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học được áp dụng thực tiễn đạt hiệu quả cao và có phạm vi ảnh hưởng ở một trong các lĩnh vực ngành Giao thông vận tải, do người đứng đầu Bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương xem xét, công nhận; hoặc là thành viên Ban soạn thảo hoặc Tổ biên tập văn bản quy phạm pháp luật (từ Nghị định trở lên) đã được ban hành, đảm bảo chất lượng.
Thành phần hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua ngành Giao thông vận tải bao gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 17 Thông tư 13/2018/TT-BGTVT, quy định thành phần hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua ngành Giao thông vận tải bao gồm những giấy tờ sau:
- Tờ trình kèm theo danh sách đề nghị;
- Biên bản họp và kết quả bỏ phiếu kín (tỷ lệ phiếu đồng ý từ 90% trở lên) của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp trình Bộ;
- Báo cáo thành tích theo mẫu số 2 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 13/2018/TT-BGTVT;
- Xác nhận thuế theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 16 Thông tư 13/2018/TT-BGTVT đối với trường hợp trình cho Thủ trưởng đơn vị có nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước;
- Chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền đối với sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học.
Nguyên tắc thi đua, khen thưởng trong ngành Giao thông vận tải thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 13/2018-BGTVT quy định nguyên tắc thi đua, khen thưởng trong ngành Giao thông vận tải gồm có như sau:
Nguyên tắc thi đua:
- Tự nguyện, tự giác, công khai;
- Đoàn kết, hợp tác, cùng phát triển;
- Việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào phong trào thi đua; cá nhân, tập thể tham gia phong trào thi đua phải có đăng ký thi đua, xác định mục tiêu, chỉ tiêu thi đua; nếu không đăng ký thi đua sẽ không được bình xét, công nhận các danh hiệu thi đua.
Nguyên tắc khen thưởng:
- Chính xác, công khai, công bằng, kịp thời;
- Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho cùng một đối tượng; không tặng nhiều hình thức khen thưởng cho cùng một thành tích đạt được;
- Bảo đảm thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng;
- Kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất;
- Hình thức khen thưởng phải phù hợp với đối tượng, chức năng, nhiệm vụ được giao của tập thể, cá nhân và thành tích đạt được;
- Khen thưởng phải căn cứ vào điều kiện, tiêu chuẩn và thành tích đạt được, không nhất thiết phải có hình thức khen thưởng mức thấp mới được khen thưởng mức cao hơn. Chú trọng khen thưởng tập thể nhỏ và cá nhân là người trực tiếp lao động, sản xuất, học tập, công tác hoặc chiến đấu, phục vụ chiến đấu.
Hình thức khen thưởng theo đợt (hoặc chuyên đề) không tính làm điều kiện, tiêu chuẩn đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước.
Khi có nhiều cá nhân, tập thể cùng đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì lựa chọn cá nhân nữ hoặc tập thể có tỷ lệ nữ từ 70% trở lên để xét khen thưởng. Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ, thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng quá trình cống hiến được giảm 1/3 thời gian so với quy định chung; trường hợp quy định tuổi nghỉ hưu cao hơn thì thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng quá trình cống hiến được thực hiện theo quy định chung.
Thông tư 31/2023/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?
- Hướng dẫn 01 thẩm tra lý lịch đảng viên? Hướng dẫn thẩm tra lý lịch đảng viên mới nhất quy định những gì?
- Viết đoạn văn kể về một hoạt động ngoài trời mà em được chứng kiến hoặc tham gia lớp 3 chọn lọc?