Gói thầu thuộc dự toán mua sắm có giá gói thầu trong hạn mức từ bao nhiêu thì áp dụng chỉ định thầu?
- Gói thầu thuộc dự toán mua sắm có giá gói thầu trong hạn mức từ bao nhiêu thì áp dụng chỉ định thầu?
- Việc thực hiện chỉ định thầu đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm có giá gói thầu trong hạn mức theo luật định cần đáp ứng điều kiện gì?
- Quy trình chỉ định thầu rút gọn đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm có giá gói thầu trong hạn mức theo luật định được thực hiện ra sao?
Gói thầu thuộc dự toán mua sắm có giá gói thầu trong hạn mức từ bao nhiêu thì áp dụng chỉ định thầu?
Dự toán mua sắm trong đấu thầu được giải thích tại khoản 7 Điều 4 Luật Đấu thầu 2023 như sau:
Dự toán mua sắm là dự kiến nguồn kinh phí để mua sắm trong phạm vi dự toán ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức, cá nhân khác; dự kiến nguồn kinh phí để mua sắm trong phạm vi nguồn tài chính hợp pháp của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
Dẫn chiếu đến Điều 23 Luật Đấu thầu 2023 quy định về chỉ định thầu như sau:
Chỉ định thầu
1. Chỉ định thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
...
m) Gói thầu thuộc dự toán mua sắm có giá gói thầu trong hạn mức từ trên 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng; gói thầu thuộc dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và dự án đầu tư theo Luật Đầu tư công, bao gồm: gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn có giá gói thầu trong hạn mức không quá 500 triệu đồng, gói thầu phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu trong hạn mức không quá 01 tỷ đồng.
...
Như vậy, với gói thầu thuộc dự toán mua sắm có giá gói thầu trong hạn mức từ trên 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng thì áp dụng chỉ định thầu trong việc lựa chọn nhà thầu.
Gói thầu thuộc dự toán mua sắm có giá gói thầu trong hạn mức từ bao nhiêu thì áp dụng chỉ định thầu? (hình từ internet)
Việc thực hiện chỉ định thầu đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm có giá gói thầu trong hạn mức theo luật định cần đáp ứng điều kiện gì?
Việc thực hiện chỉ định thầu đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm có giá gói thầu trong hạn mức theo luật định cần đáp ứng điều kiện được nêu tại khoản 3 Điều 23 Luật Đấu thầu 2023, gồm:
- Có quyết định đầu tư được phê duyệt đối với dự án, trừ gói thầu tư vấn phục vụ công tác chuẩn bị dự án;
- Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;
- Đã được bố trí vốn để thực hiện gói thầu;
- Có dự toán được phê duyệt theo quy định, trừ gói thầu EP, EC, EPC, gói thầu chìa khóa trao tay.
Việc chỉ định thầu phải được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng; trường hợp gói thầu có quy mô lớn, phức tạp không quá 90 ngày.
Lưu ý: Trường hợp gói thầu thuộc dự toán mua sắm có giá gói thầu trong hạn mức từ trên 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng đáp ứng điều kiện chỉ định thầu quy định tại khoản 3 Điều này nhưng vẫn có thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu khác quy định tại các điều 21, 22, 24 và 25 của Luật này thì khuyến khích người có thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức khác để lựa chọn nhà thầu.
Quy trình chỉ định thầu rút gọn đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm có giá gói thầu trong hạn mức theo luật định được thực hiện ra sao?
Quy trình chỉ định thầu rút gọn đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm có giá gói thầu trong hạn mức theo luật định được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 78 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, cụ thể:
Việc chỉ định thầu đối với gói thầu trong hạn mức chỉ định thầu theo quy định tại điểm m khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu phải được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
Quy trình chỉ định thầu rút gọn được thực hiện như sau:
Bước 01: Chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu:
Bên mời thầu căn cứ vào mục tiêu, phạm vi công việc để chuẩn bị và gửi Dự thảo hợp đồng cho nhà thầu được chủ đầu tư dự kiến có khả năng thực hiện gói thầu. Nội dung dự thảo hợp đồng bao gồm các yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được, giá trị tương ứng và các nội dung cần thiết khác;
Bước 02: Hoàn thiện hợp đồng, trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu:
Trên cơ sở dự thảo hợp đồng, bên mời thầu và nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu tiến hành hoàn thiện hợp đồng làm cơ sở để trình, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng. Việc công khai kết quả chỉ định thầu theo quy định tại khoản 6 Điều 31 của Nghị định này;
Bước 03: Ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng:
Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và các tài liệu liên quan khác. Việc quản lý thực hiện hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 33 của Nghị định này.
Trường hợp chủ đầu tư không áp dụng quy trình rút gọn quy định tại khoản 2 Điều này mà áp dụng quy trình thông thường thì thực hiện theo quy định tại Điều 76 hoặc Điều 77 của Nghị định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngoài bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp xã, hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp xã còn có gì?
- Lập, chỉnh lý, cập nhật, quản lý, khai thác hồ sơ địa chính như thế nào khi địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai?
- Quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì sẽ được thực hiện như thế nào?
- Hợp đồng thuê giám đốc là gì? Mẫu hợp đồng thuê giám đốc mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu ở đâu?
- Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu có được thực hiện bằng hình thức đăng ký điện tử không?