Gói thầu mua thuốc trị giá 600 triệu đồng bệnh viện thực hiện chỉ định thầu rút gọn có đúng không?
- Gói thầu mua thuốc trị giá 600 triệu đồng bệnh viện thực hiện chỉ định thầu rút gọn có đúng không?
- Ai là người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu mua thuốc?
- Việc mua thuốc thông qua các hình thức lựa chọn nhà thầu phải bảo đảm nguyên tắc gì?
- Chỉ định thầu rút gọn đối với gói thầu mua thuốc có áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được không?
Gói thầu mua thuốc trị giá 600 triệu đồng bệnh viện thực hiện chỉ định thầu rút gọn có đúng không?
Căn cứ quy định tại Điều 79 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP về chỉ định thầu rút gọn đối với mua thuốc như sau:
"Chỉ định thầu rút gọn áp dụng đối với việc mua thuốc trong các trường hợp sau đây:
1. Gói thầu nằm trong hạn mức được chỉ định thầu quy định tại Điều 54 của Nghị định này;
2. Thuốc thuộc danh mục thuốc hiếm phát sinh đột xuất theo nhu cầu đặc trị được Bộ Y tế ban hành nhưng chưa đưa vào kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
3. Thuốc chưa có trong danh mục thuốc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc trong năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ hoạt động chuyên môn trong trường hợp cấp bách như: Dịch bệnh, thiên tai, địch họa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh;
4. Thuốc đã có trong danh mục thuốc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc trong năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa có kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc không lựa chọn được nhà thầu trúng thầu, cần mua gấp nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ hoạt động chuyên môn trong trường hợp cấp bách;
5. Thuốc đã có trong danh mục thuốc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc đã được duyệt nhưng trong năm nhu cầu sử dụng vượt số lượng kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt."
Tại khoản 1 Điều 54 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định hạn mức chỉ định thầu như sau:
"1. Không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công; không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công;"
Theo đó, chỉ định thầu rút gọn áp dụng đối với việc mua thuốc trong các trường hợp cụ thể trên. Như vậy, gói thầu mua thuốc trị giá 600 triệu đồng nằm trong hạn mức được chỉ định thầu nên bệnh viện được thực hiện chỉ định thầu rút gọn đối với gói thầu mua thuốc này.
Gói thầu mua thuốc (Hình từ Internet)
Ai là người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu mua thuốc?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 76 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định:
"Điều 76. Thẩm quyền trong mua thuốc
1. Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu:
a) Bộ trưởng; Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc cho các cơ sở y tế công lập thuộc phạm vi quản lý;
b) Người đại diện theo pháp luật của cơ sở y tế ngoài công lập chịu trách nhiệm phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc của đơn vị mình trong trường hợp có ký hợp đồng tham gia khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ quan bảo hiểm xã hội."
Theo đó, Bộ trưởng; Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc cho các cơ sở y tế công lập thuộc phạm vi quản lý.
Việc mua thuốc thông qua các hình thức lựa chọn nhà thầu phải bảo đảm nguyên tắc gì?
Căn cứ tại Điều 75 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định:
"Điều 75. Nguyên tắc chung trong mua thuốc, vật tư y tế
1. Việc mua thuốc thông qua các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định trong Luật Đấu thầu phải bảo đảm các nguyên tắc chung sau đây:
a) Thuốc trúng thầu có mức giá hợp lý tương ứng với chất lượng, điều kiện giao hàng, bảo quản thuốc và các điều kiện liên quan khác;
b) Nhà thầu trúng thầu cung cấp thuốc phải bảo đảm cung cấp thuốc theo đúng các thỏa thuận đã ký kết trong hợp đồng;
c) Nhà thầu trúng thầu cung cấp thuốc phải bảo đảm thuốc đáp ứng yêu cầu về chất lượng trong tất cả các khâu của quá trình thực hiện hợp đồng từ nguyên liệu, sản xuất, đóng gói, vận chuyển, bảo quản, bàn giao thuốc;
d) Phải thực hiện mua sắm tập trung đối với những loại thuốc trong nước chưa sản xuất được, trừ những loại thuốc thuộc danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá;
đ) Đối với gói thầu mua thuốc quy mô nhỏ nhưng mặt hàng thuốc cần được lựa chọn trên cơ sở kết hợp giữa chất lượng và giá thì có thể áp dụng phương thức lựa chọn nhà thầu một giai đoạn hai túi hồ sơ."
Chỉ định thầu rút gọn đối với gói thầu mua thuốc có áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được không?
Căn cứ theo Điều 25 Thông tư 15/2019/TT-BYT quy định:
"Điều 25. Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ
Phương thức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
1. Gói thầu mua thuốc theo hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế nhưng có quy mô nhỏ theo quy định tại Điều 63 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP;
2. Gói thầu mua thuốc theo hình thức chào hàng cạnh tranh;
3. Gói thầu mua thuốc theo hình thức mua sắm trực tiếp;
4. Gói thầu mua thuốc theo hình thức chỉ định thầu thông thường."
Theo đó, gói thầu mua thuốc theo hình thức chỉ định thầu thông thường thì được áp dụng phương thức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc một giai đoạn một túi hồ sơ. Như vậy, đối với gói thầu mua thuốc theo hình thức chỉ định rút gọn không áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?
- Tờ khai lệ phí môn bài 2025 mới nhất? Cách lập tờ khai thuế môn bài năm 2025 mới nhất ra sao?
- Mẫu đơn đăng ký giao dịch ngoại hối đối với hoạt động dầu khí đầu tư ra nước ngoài theo Nghị định 132 là mẫu nào?
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?