Gỗ nguyên liệu sản xuất đồ gỗ ngoại thất được phân cấp theo các tiêu chí nào? Nguyên tắc chung khi phân loại gỗ?
Đồ gỗ ngoại thất là gì?
Đồ gỗ ngoại thất được quy định tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12619-1:2019 về Gỗ - Phân loại - Phần 1: Theo mục đích sử dụng như sau:
Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 7750, TCVN 7751, TCVN 7752 và các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Đồ gỗ ngoại thất (outdoor wooden furniture)
Đồ dùng bằng gỗ sử dụng ngoài trời, chịu các tác động của yếu tố tự nhiên
3.2
Đồ gỗ nội thất (indoor wooden furniture)
Đồ dùng bằng gỗ sử dụng trong nhà hoặc dưới mái che, có cách ly với điều kiện ngoài trời.
3.3
Độ bền tự nhiên (dubility)
Thời gian để một loại gỗ tồn tại ở trạng thái tốt trong môi trường tự nhiên
3.4
Độ bền uốn tĩnh (ultimate strength in static bending)
Giá trị tải trọng lớn nhất cần thiết để phá hủy gỗ khi có tác động của tải trọng theo chiều vuông góc với thớ gỗ.
3.5
Độ co rút (shrinkage)
Mức độ gỗ thu nhỏ kích thước xảy ra từ khi độ ẩm của gỗ dưới điểm bão hòa thớ gỗ đến khi gỗ khô kiệt trong quá trình phơi, sấy.
3.6
Hệ số co rút thể tích (volumetric shrinkage coefficient)
Độ co rút thể tích của gỗ khi độ ẩm giảm 1% trong phạm vi từ điểm bão hòa thớ gỗ đến 0%.
3.7
Hệ số uốn tĩnh (static bending coefficient)
Tỷ số giữa độ bền uốn tĩnh và khối lượng riêng của một loại gỗ.
3.8
Hệ số uốn va đập (impact bending coefficient)
Tỷ số giữa độ bền uốn va đập và khối lượng riêng của một loại gỗ.
3.9
Khối lượng riêng của gỗ khô trong không khí (Air-dry density)
Tỷ số giữa khối lượng của gỗ trên một đơn vị thể tích của gỗ khi gỗ khô trong không khí (độ ẩm gỗ 12%), đơn vị tính g/cm3.
GHI CHÚ: Khối lượng riêng trước đây được gọi là khối lượng thể tích
3.10
Khuyết tật khúc gỗ tròn (defects in tree-log)
Những biểu hiện không bình thường trên khúc gỗ tròn như cong, xoán thớ, thót ngọn, mắt gỗ v.v...
...
Như vậy, đồ gỗ ngoại thất được hiểu là đồ dùng bằng gỗ sử dụng ngoài trời, chịu các tác động của yếu tố tự nhiên.
Đồ gỗ ngoại thất là gì? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc chung khi phân loại gỗ được quy định thế nào?
Nguyên tắc chung khi phân loại gỗ được quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12619-1:2019 về Gỗ - Phân loại - Phần 1: Theo mục đích sử dụng như sau:
4 Nguyên tắc chung
- Các tiêu chí dùng để phân loại gỗ cho mỗi mục đích sử dụng khác nhau được phân cấp thành A, B, C theo mức độ giảm dần về sự phù hợp.
- Các loại gỗ sử dụng cho một mục đích cụ thể được phân thành các loại I, II, III theo mức độ giảm dần về sự phù hợp. Trong một số mục đích sử dụng có thể phân thêm loại đặc biệt.
5 Phân loại gỗ theo mục đích sử dụng
5.1 Gỗ nguyên liệu sản xuất ván bóc
...
Như vậy, theo quy định, khi phân loại gỗ cần tuân chủ các nguyên tắc chung sau đây:
(1) Các tiêu chí dùng để phân loại gỗ cho mỗi mục đích sử dụng khác nhau được phân cấp thành A, B, C theo mức độ giảm dần về sự phù hợp.
(2) Các loại gỗ sử dụng cho một mục đích cụ thể được phân thành các loại I, II, III theo mức độ giảm dần về sự phù hợp.
Trong một số mục đích sử dụng có thể phân thêm loại đặc biệt.
Gỗ nguyên liệu sản xuất đồ gỗ ngoại thất được phân cấp theo các tiêu chí nào?
Các tiêu chí phân cấp gỗ nguyên liệu sản xuất đồ gỗ ngoại thất được quy định tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12619-1:2019 về Gỗ - Phân loại - Phần 1: Theo mục đích sử dụng như sau:
Như vậy, theo quy định, gỗ nguyên liệu sản xuất đồ gỗ ngoại thất được phân cấp theo các tiêu chí cụ thể như sau:
(1) Cấp A:
- Tiêu chí Độ bền tự nhiên (BTN) : Trên 7 năm
- Tiêu chí Khối lượng riêng (D): Từ 0,65 g/cm3 đến 0,85 g/cm3
- Tiêu chí Hệ số co rút thể tích (V): Dưới 0,5
- Tiêu chí Độ bền uốn tĩnh (UT): Trên 65 MPa
- Tiêu chí Hình dạng thân cây và thuyết tật (HD): Thân to có đường kính từ 25 cm trở lên, thẳng, ít khuyết tật.
(2) Cấp B:
- Tiêu chí Độ bền tự nhiên (BTN) : từ 4 năm - 7 năm
- Tiêu chí Khối lượng riêng (D): Trên 0,85 g/cm3
- Tiêu chí Hệ số co rút thể tích (V): Từ 0,5 đến 0,65
- Tiêu chí Độ bền uốn tĩnh (UT): Từ 40 MPa đến 65 MPa
- Tiêu chí Hình dạng thân cây và thuyết tật (HD): Thân to trung bình có đường kính từ 15 cm đến dưới 25 cm, độ thon nhỏ, thẳng trung bình, ít khuyết tật.
(3) Cấp C:
- Tiêu chí Độ bền tự nhiên (BTN) : dưới 4 năm
- Tiêu chí Khối lượng riêng (D): Dưới 0,65 g/cm3
- Tiêu chí Hệ số co rút thể tích (V): Trên 0,65
- Tiêu chí Độ bền uốn tĩnh (UT): Dưới 40 MPa
- Tiêu chí Hình dạng thân cây và thuyết tật (HD): Cây nhỏ có đường kính dưới 15 cm, độ thon lớn, khuyết tật nhiều.
Quy tắc phân loại gỗ:
- Loại I: Các tiêu chí chủ yếu thuộc cấp A, có thể đến 1 tiêu chí thuộc cấp B, không có cấp C.
- Loại II: Các tiêu chí chủ yếu thuộc cấp B/A, có thể có 2 tiêu chí cấp B.
- Loại III: Có từ 1 tiêu chí trở lên là cấp C.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?