Giống cây trồng nào được phép nhập khẩu? Nhập khẩu giống cây trồng cần chuẩn bị những hồ sơ gì? Trình tự thủ tục ra sao?
Giống cây trồng nào được phép nhập khẩu?
Điều 29 Luật Trồng trọt 2018 quy định nhập khẩu giống cây trồng như sau:
(1) Giống cây trồng, hạt bố mẹ để sản xuất hạt lai của giống cây trồng đã được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành; hạt giống bố mẹ để sản xuất hạt lai phục vụ xuất khẩu được nhập khẩu và thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại, quản lý ngoại thương.
Trường hợp nhập khẩu phục vụ mục đích mua bán phải có hồ sơ, tài liệu đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều 23 và khoản 1 Điều 26 của Luật này.
(2) Giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành chỉ được nhập khẩu phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao đổi quốc tế và phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép.
(3) Giống cây trồng nhập khẩu phục vụ sản xuất, mua bán phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng do cơ quan quản lý chuyên ngành về trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện và đạt yêu cầu về chất lượng, trừ trường hợp sau đây:
- Hạt bố mẹ để sản xuất hạt lai của giống cây trồng;
- Giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành nhập khẩu theo quy định tại khoản 2 Điều này;
- Giống cây trồng tạm nhập, tái xuất hoặc quá cảnh hoặc chuyển khẩu;
- Giống cây trồng gửi kho ngoại quan
Trong đó kiểm tra nhà nước về chất lượng được quy định tại Chương IV Thông tư 26/2019/TT-BNNPTNT như sau:
(1) Đối tượng kiểm tra được quy định tại Điều 7 Thông tư 26/2019/TT-BNNPTNT.
Giống cây trồng nhập khẩu thuộc loài cây trồng chính thuộc Danh mục sản phẩm hàng hóa nhóm 2 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành phục vụ sản xuất, mua bán, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 3 Điều 29 Luật Trồng trọt.
(2) Điều 8 Thông tư 26/2019/TT-BNNPTNT Quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng giống cây trồng nhập khẩu như sau:
- Kiểm tra nhà nước về chất lượng giống cây trồng nhập khẩu được thực hiện thông qua đánh giá chứng nhận hợp quy lô giống nhập khẩu do tổ chức chứng nhận hợp quy được Cục Trồng trọt chỉ định thực hiện.
- Tổ chức, cá nhân nhập khẩu giống cây trồng đăng ký chứng nhận hợp quy với tổ chức chứng nhận hợp quy chất lượng giống cây trồng được Cục Trồng trọt chỉ định; nộp Giấy chứng nhận hợp quy lô giống nhập khẩu cho cơ quan hải quan để được phép thông quan hàng hóa.
(3) Xử lý lô giống nhập khẩu không đạt chất lượng tại Điều 9 Thông tư 26/2019/TT-BNNPTNT thì trường hợp lô giống cây trồng nhập khẩu có chất lượng không phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia, tổ chức chứng nhận hợp quy báo cáo và đề xuất biện pháp xử lý với Cục Trồng trọt. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, Cục Trồng trọt quyết định buộc tái xuất, tiêu hủy hoặc tái chế lô giống cây trồng nhập khẩu, đồng thời thông báo cho cơ quan hải quan để phối hợp xử lý và người nhập khẩu biết để thực hiện.
Do chưa rõ giống cây muốn nhập khẩu và mục đích nhập khẩu sử dụng vào việc gì nên công ty anh chị cần xem xét quy định trên để biết là cây mình muốn nhập khẩu có được phép nhập khẩu vào Việt Nam không, để tiến hành các thủ tục theo luật định.
Hồ sơ cấp phép nhập khẩu giống cây trồng
Điều 12 Nghị định 94/2019/NĐ-CP quy định hồ sơ cấp phép nhập khẩu giống cây trồng như sau:
- Văn bản đề nghị nhập khẩu theo Mẫu số 01.NK Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này.
- Tờ khai kỹ thuật (mỗi giống chỉ nộp một lần khi nhập khẩu lần đầu) theo Mẫu số 02.NK Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này.
- Bản sao thỏa thuận hợp tác giữa các bên đối với trường hợp nhập khẩu phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, hợp tác quốc tế.
- Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm của đơn vị tổ chức đối với trường hợp nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm.
Trình tự, thủ tục cấp phép nhập khẩu giống cây trồng
Điều 12 Nghị định 94/2019/NĐ-CP quy định thủ tục cấp phép nhập khẩu giống cây trồng như sau:
Bước 1: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định hồ sơ; thông báo cho tổ chức, cá nhân trong trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung. Trường hợp tổ chức, cá nhân không hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Cục Trồng trọt, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp lại hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định, cấp Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng theo Mẫu số 03.XK Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này; đăng tải thông tin trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Trồng trọt.
Bước 3: Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Giống cây trồng biến đổi gen sau khi được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học, Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học được nhập khẩu với mục đích khảo nghiệm để đăng ký cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này; Điều 4 Nghị định này và Điều 15 của Luật Trồng trọt.
Theo đó, muốn nhập khẩu giống cây trồng thì phải xem xét giống cây trồng đó được phép nhập khẩu vào Việt Nam hay không, nếu có thì cần chẩn bị những hồ sơ giấy tờ theo luật định để xin giấy phép nhập khẩu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều chỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư được thực hiện khi tiến độ dự án bị kéo dài?
- Thẻ đảng viên có được chứng thực hay không? Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính thẻ đảng viên?
- Ngày 17 tháng 11 là ngày gì? Ngày 17 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam và Quốc tế? Ngày 17 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?
- Ngày 16 tháng 11 là ngày gì? Ngày 16 tháng 11 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 16 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?
- Vi rút máy tính là gì? Việc chống vi rút máy tính và phần mềm gây hại được quy định như thế nào?