Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba trong xây dựng về thiệt hại sức khỏe, tính mạng là bao nhiêu?
- Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba trong xây dựng về thiệt hại sức khỏe, tính mạng là bao nhiêu?
- Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện giải quyết bồi thường bảo hiểm như thế nào khi có yêu cầu đòi bồi thường của người thứ ba?
- Trường hợp nào loại trừ trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba trong xây dựng?
Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba trong xây dựng về thiệt hại sức khỏe, tính mạng là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 55 Nghị định 67/2023/NĐ-CP có quy định về giới hạn trách nhiệm bảo hiểm như sau:
Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm
Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba như sau:
1. Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng là 100 triệu đồng cho một người trong một vụ và không giới hạn số vụ tổn thất.
2. Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) được xác định như sau:
a) Đối với công trình có giá trị dưới 1.000 tỷ đồng, giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) là 10% giá trị công trình cho cả thời hạn bảo hiểm và không giới hạn số vụ tổn thất.
b) Đối với công trình có giá trị từ 1.000 tỷ đồng trở lên, giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) là 100 tỷ đồng cho cả thời hạn bảo hiểm và không giới hạn số vụ tổn thất.
Theo đó, mức giới hạn trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba trong xây dựng là :
- 100 triệu đồng/người/vụ và không giới hạn số vụ tổn thất đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng;
- 10% giá trị công trình cho cả thời hạn bảo hiểm và không giới hạn số vụ tổn thất đối với công trình có giá trị dưới 1.000 tỷ đồng, giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có);
- 100 tỷ đồng cho cả thời hạn bảo hiểm và không giới hạn số vụ tổn thất đối với công trình có giá trị từ 1.000 tỷ đồng trở lên, giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có).
Như vậy, mức giới hạn trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba trong xây dựng là 100 triệu đồng/người/vụ và không giới hạn số vụ tổn thất đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng.
Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba trong xây dựng về thiệt hại sức khỏe, tính mạng là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện giải quyết bồi thường bảo hiểm như thế nào khi có yêu cầu đòi bồi thường của người thứ ba?
Theo khoản 3 Điều 59 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định về nguyên tắc bồi thường bảo hiểm như sau:
Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm
...
3. Khi có yêu cầu đòi bồi thường của người thứ ba, doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện giải quyết bồi thường bảo hiểm như sau:
a) Giám định tổn thất theo quy định pháp luật và lập biên bản giám định nguyên nhân và mức độ thiệt hại theo quy định tại khoản 6 Điều 60 Nghị định này.
b) Hướng dẫn bên mua bảo hiểm, phối hợp với bên mua bảo hiểm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thu thập đầy đủ các tài liệu để lập hồ sơ bồi thường.
c) Phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại của người thứ ba thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Theo đó, trách nhiệm giải quyết bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm khi có yêu cầu đòi bồi thường của người thứ ba bao gồm:
(1) Giám định tổn thất theo quy định pháp luật và lập biên bản giám định nguyên nhân và mức độ thiệt hại theo quy định tại khoản 6 Điều 60 Nghị định 67/2023/NĐ-CP.
(2) Hướng dẫn bên mua bảo hiểm, phối hợp với bên mua bảo hiểm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thu thập đầy đủ các tài liệu để lập hồ sơ bồi thường.
(3) Phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại của người thứ ba thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Trường hợp nào loại trừ trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba trong xây dựng?
Tại khoản 2 Điều 56 Nghị định 67/2023/NĐ-CP có quy định về trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba trong xây dựng bao gồm:
(1) Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h và điểm i khoản 2 Điều 34 Nghị định 67/2023/NĐ-CP. Cụ thể:
- Tổn thất phát sinh do chiến tranh, bạo loạn, đình công, hành động của các thế lực thù địch, nổi loạn, hành động ác ý nhân danh hoặc có liên quan tới các tổ chức chính trị, tịch biên, sung công, trưng dụng, trưng thu hay phá hủy hoặc bị gây thiệt hại theo lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Tổn thất phát sinh do hành động khủng bố.
- Tổn thất phát sinh do phản ứng hạt nhân, phóng xạ hạt nhân, nhiễm phóng xạ.
- Tổn thất hoặc thiệt hại của bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm có tên trong danh sách cấm vận.
- Tổn thất hoặc thiệt hại có liên quan đến dịch bệnh theo công bố của cơ quan có thẩm quyền.
- Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý vi phạm pháp luật của bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm.
- Tổn thất phát sinh trong trường hợp bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
- Tổn thất phát sinh do ngừng công việc thi công xây dựng hoặc tổn thất do hậu quả của ngừng công việc thi công xây dựng (dù là ngừng một phần hoặc toàn bộ công việc thi công).
- Tổn thất đối với dữ liệu, phần mềm và các chương trình máy tính.
(2) Tổn thất phát sinh từ sự ô nhiễm hoặc nhiễm bẩn. Loại trừ này không áp dụng đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản phát sinh từ sự ô nhiễm hoặc nhiễm bẩn do rủi ro bất ngờ, không lường trước được.
(3) Thiệt hại do chấn động hoặc do bộ phận chịu lực và địa chất công trình bị dịch chuyển hay suy yếu hoặc thương tật hay thiệt hại đối với người hoặc tài sản do bất kỳ tổn thất nào nêu trên gây ra (trừ khi được thỏa thuận bằng điều khoản sửa đổi bổ sung).
(4) Thiệt hại là hậu quả của tai nạn gây ra bởi xe cơ giới hay các phương tiện tàu thuyền, xà lan hay máy bay đã tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện đối với người thứ ba.
(5) Trách nhiệm là hậu quả của các thương tật hay ốm đau gây ra cho người lao động của chủ đầu tư hoặc nhà thầu có liên quan đến công trình được bảo hiểm.
(6) Tổn thất xảy ra đối với tài sản thuộc sở hữu hoặc thuộc quyền quản lý, sử dụng hợp pháp của chủ đầu tư hoặc nhà thầu hay của người lao động hoặc công nhân của một trong những người trên.
(7) Tổn thất có liên quan đến chất amiăng hoặc bất kỳ nguyên vật liệu nào có chứa chất amiăng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?