Giới hạn kim loại nặng và vi sinh vật trong sản phẩm mỹ phẩm phải đáp ứng những yêu cầu nào của ASEAN?
- Giới hạn kim loại nặng và vi sinh vật trong sản phẩm mỹ phẩm phải đáp ứng những yêu cầu nào của ASEAN theo quy định?
- Các tổ chức, cá nhân không được đưa ra thị trường những sản phẩm mỹ phẩm có chứa những chất, thành phần nào?
- Cơ quan nào có trách nhiệm cập nhật và triển khai các quy định liên quan đến Hiệp định mỹ phẩm ASEAN trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý dược?
Giới hạn kim loại nặng và vi sinh vật trong sản phẩm mỹ phẩm phải đáp ứng những yêu cầu nào của ASEAN theo quy định?
Căn cứ tại Điều 13 Thông tư 06/2011/TT-BYT về yêu cầu về an toàn sản phẩm mỹ phẩm:
Yêu cầu về an toàn sản phẩm mỹ phẩm
...
Nhà sản xuất, chủ sở hữu sản phẩm phải đánh giá tính an toàn trên mỗi sản phẩm mỹ phẩm theo Hướng dẫn đánh giá tính an toàn mỹ phẩm của ASEAN. Giới hạn kim loại nặng và vi sinh vật trong mỹ phẩm phải đáp ứng yêu cầu của ASEAN quy định tại Phụ lục số 06-MP. Thành phần công thức mỹ phẩm phải đáp ứng theo các Phụ lục (Annexes) - bản mới nhất của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN (địa chỉ truy cập: www.dav.gov.vn hoặc www.aseansec.org).
Như vậy, giới hạn kim loại nặng và vi sinh vật trong sản phẩm mỹ phẩm phải đáp ứng yêu cầu của ASEAN quy định tại Phụ lục số 06-MP ban hành kèm theo Thông tư 06/2011/TT-BYT, cụ thể như sau:
Về giới hạn kim loại nặng (ACM THA 05 Testing Method):
STT | Chỉ tiêu | Giới hạn |
1 | Thuỷ ngân | Nồng độ tối đa cho phép có trong sản phẩm mỹ phẩm là 1 phần triệu (1 ppm) |
2 | Asen | Nồng độ tối đa cho phép có trong sản phẩm mỹ phẩm là 5 phần triệu (5 ppm) |
3 | Chì | Nồng độ tối đa cho phép có trong sản phẩm mỹ phẩm là 20 phần triệu (20 ppm) |
Về giới hạn vi sinh vật (ACM THA 06 Testing Method):
STT | Chỉ tiêu | Giới hạn đối với sản phẩm dành cho trẻ em dưới 03 tuổi, sản phẩm tiếp xúc với vùng mắt hoặc niêm mạc | Giới hạn đối với sản phẩm khác |
1 | Tổng số vi sinh vật đếm được | =<500 cfu/g | =<1000 cfu/g |
2 | P. aeruginosa | Không được có trong 0,1g hoặc 0,1 ml mẫu thử | Không được có trong 0,1g hoặc 0,1ml mẫu thử |
3 | S. aureus | Không được có trong 0,1g hoặc 0,1 ml mẫu thử | Không được có trong 0,1g hoặc 0,1ml mẫu thử |
4 | C. albicans | Không được có trong 0,1g hoặc 0,1 ml mẫu thử | Không được có trong 0,1g hoặc 0,1ml mẫu thử |
Giới hạn kim loại nặng và vi sinh vật trong mỹ phẩm phải đáp ứng những yêu cầu nào của ASEAN theo quy định? (Hình từ Internet)
Các tổ chức, cá nhân không được đưa ra thị trường những sản phẩm mỹ phẩm có chứa những chất, thành phần nào?
Căn cứ tại Điều 14 Thông tư 06/2011/TT-BYT về các thành phần chất cấm, các thành phần có quy định về giới hạn nồng độ, hàm lượng và điều kiện sử dụng trong công thức sản phẩm mỹ phẩm:
Theo đó, các tổ chức, cá nhân không được đưa ra thị trường những sản phẩm mỹ phẩm có chứa:
(1) Các chất cấm sử dụng trong mỹ phẩm với điều kiện đi kèm được liệt kê trong Phụ lục II (Annex II).
(2) Các thành phần được liệt kê trong phần thứ nhất của Phụ lục III (Annex III), với nồng độ, hàm lượng vượt quá giới hạn hoặc nằm ngoài điều kiện cho phép.
(3) Các chất màu khác với các chất được liệt kê trong Phụ lục IV (Annex IV), phần 1, trừ trường hợp các mỹ phẩm chứa các chất màu với mục đích duy nhất để nhuộm tóc.
(4) Các chất màu được liệt kê trong Phụ lục IV (Annex IV), phần 1 được sử dụng ngoài điều kiện đã nêu.
(5) Các chất bảo quản nằm ngoài danh mục trong Phụ lục VI (Annex VI), phần 1.
(6) Các chất bảo quản được liệt kê trong Phụ lục VI (Annex VI), phần 1, với hàm lượng vượt quá giới hạn hoặc nằm ngoài điều kiện cho phép, trừ trường hợp các chất này được sử dụng với mục đích đặc biệt, không liên quan đến công dụng là chất bảo quản.
(7) Các chất lọc tia tử ngoại nằm ngoài danh mục trong Phụ lục VII (Annex VII), phần 1.
(8) Các chất lọc tia tử ngoại nằm trong Phụ lục VII (Annex VII), phần 1 nhưng có hàm lượng vượt quá giới hạn hoặc điều kiện cho phép.
Sự có mặt của các chất được liệt kê trong Phụ lục II (Annex II) với hàm lượng vết vẫn được chấp nhận nếu vì lý do kỹ thuật không thể tránh được trong “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” và vẫn đảm bảo yêu cầu về độ an toàn của mỹ phẩm như quy định tại Điều 13 của Thông tư này.
Cơ quan nào có trách nhiệm cập nhật và triển khai các quy định liên quan đến Hiệp định mỹ phẩm ASEAN trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý dược?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 50 Thông tư 06/2011/TT-BYT về thông tin và chế độ báo cáo:
Thông tin và chế độ báo cáo
1. Cục Quản lý dược - Bộ Y tế có trách nhiệm cập nhật và triển khai các quy định liên quan đến Hiệp định mỹ phẩm ASEAN trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý dược (địa chỉ: www.dav.gov.vn). Thường xuyên phổ biến cho đơn vị có liên quan và các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm các thay đổi về tiêu chí kỹ thuật đã được quyết định bởi Hội đồng mỹ phẩm ASEAN, đồng thời phối hợp triển khai các thay đổi và quyết định đó tại Việt Nam. Mọi quyết định về quản lý mỹ phẩm được thông qua bởi Hội đồng mỹ phẩm ASEAN được áp dụng tại Việt Nam.
...
Theo đó, Cục Quản lý dược - Bộ Y tế có trách nhiệm cập nhật và triển khai các quy định liên quan đến Hiệp định mỹ phẩm ASEAN trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý dược (địa chỉ: www.dav.gov.vn).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách tính thuế TNDN theo tỷ lệ % trên doanh thu? Đối tượng nộp thuế TNDN theo Thông tư 78 gồm những ai?
- Hướng dẫn lập bảng kê thu mua hàng hóa dịch vụ không có hóa đơn? Tải mẫu bảng kê 01/TNDN mới nhất?
- Mẫu Đơn đề nghị cấp giấy phép di dời công trình mới nhất theo Nghị định 175? Tải mẫu Đơn đề nghị cấp giấy phép di dời công trình?
- Bài tuyên truyền về an toàn giao thông trong dịp Tết Nguyên Đán 2025? Bài tuyên truyền về an toàn giao thông trong trường học?
- Nghị định 168 bãi bỏ toàn bộ quy định xử phạt vi phạm giao thông? Hiệu lực thi hành của Nghị định 168?