Giờ làm việc tại trụ sở cơ quan Thanh tra Chính phủ có quy định như thế nào? Phương tiện ra vào trụ sở làm việc của cơ quan Thanh tra Chính phủ có quy định như thế nào?
Giờ làm việc tại trụ sở cơ quan Thanh tra Chính phủ có quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Quy chế quản lý hoạt động tại trụ sở làm việc của cơ quan Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 1924/QĐ-TTCP năm 2013, có quy định về giờ làm việc tại trụ sở quan như sau:
Quy định về giờ làm việc tại trụ sở cơ quan
Công chức, viên chức, lao động hợp đồng thực hiện làm việc đúng giờ: Sáng từ 8 giờ đến 12 giờ; chiều từ 13 giờ đến 17 giờ và chỉ được kéo dài thời gian làm việc tại trụ sở cơ quan đến 18 giờ.
Công chức, viên chức, lao động hợp đồng làm việc sau 18 giờ hàng ngày hoặc trong các ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ tết phải có ý kiến của lãnh đạo đơn vị duyệt vào giấy đăng ký gửi về Văn phòng (qua phòng Quản trị) ghi rõ thời gian cụ thể để quản lý người vào, ra và tổ chức phục vụ.
Trong trường hợp gấp cần làm việc sau 18 giờ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng phải điện báo cho Văn phòng (qua phòng Quản trị) để tổ chức phục vụ điện, nước, điều hòa.
Như vậy, theo quy định trên thì giờ làm việc tại trụ sở cơ quan Thanh tra Chính phủ có quy định như sau:
- Sáng từ 8 giờ đến 12 giờ;
- Chiều từ 13 giờ đến 17 giờ và chỉ được kéo dài thời gian làm việc tại trụ sở cơ quan đến 18 giờ.
- Nếu làm việc sau 18 giờ hàng ngày hoặc trong các ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ tết phải có ý kiến của lãnh đạo đơn vị duyệt vào giấy đăng ký gửi về Văn phòng (qua phòng Quản trị) ghi rõ thời gian cụ thể để quản lý người vào, ra và tổ chức phục vụ.
Giờ làm việc tại trụ sở cơ quan Thanh tra Chính phủ có quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Phương tiện ra vào trụ sở làm việc của cơ quan Thanh tra Chính phủ có quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Quy chế quản lý hoạt động tại trụ sở làm việc của cơ quan Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 1924/QĐ-TTCP năm 2013, có quy định về quy định việc vào, ra và để xe trong cơ quan như sau:
Quy định việc vào, ra và để xe trong cơ quan
1. Vào, ra cơ quan Thanh tra Chính phủ qua 02 cổng: Cổng số 01 và cổng số 02:
Cổng số 01 chỉ mở khi cần thiết.
Cổng số 02 mở cửa hàng ngày.
2. Quản lý phương tiện ra vào trụ sở:
a) Xe đưa đón lãnh đạo Thanh tra Chính phủ tại tiền sảnh tòa nhà trụ sở và đỗ xe ô tô tại tầng trệt tòa nhà theo đúng vị trí quy định.
b) Công chức, viên chức, lao động hợp đồng đi xe ô tô, xe máy, xe đạp vào cơ quan phải để xe đúng khu vực quy định đã kẻ vạch; không để xe chắn đường đi lại, đường thoát hiểm.
Trường hợp công chức, viên chức, lao động hợp đồng đỗ xe ô tô, xe máy không đúng quy định bị xử lý như sau: Vi phạm lần thứ nhất, nhân viên bảo vệ ghi tên nhắc nhở; vi phạm lần thứ hai, nhân viên bảo vệ lập biên bản và thông báo cho thủ trưởng đơn vị nơi công chức, viên chức, lao động hợp đồng làm việc; vi phạm từ lần thứ ba trở lên trong một năm, Văn phòng chuyển biên bản xử lý về Vụ Tổ chức Cán bộ (qua phòng Thi đua khen thưởng) và Thủ trưởng đơn vị để trình Tổng Thanh tra Chính phủ hình thức xử lý và thông báo trong toàn cơ quan.
c) Khách đến làm việc tại cơ quan: nhân viên bảo vệ có trách nhiệm hướng dẫn để xe đúng nơi quy định.
Như vậy, theo quy định trên thì phương tiện ra vào trụ sở làm việc của cơ quan Thanh tra Chính phủ có quy định như sau:
- Xe đưa đón lãnh đạo Thanh tra Chính phủ tại tiền sảnh tòa nhà trụ sở và đỗ xe ô tô tại tầng trệt tòa nhà theo đúng vị trí quy định.
- Công chức, viên chức, lao động hợp đồng đi xe ô tô, xe máy, xe đạp vào cơ quan phải để xe đúng khu vực quy định đã kẻ vạch; không để xe chắn đường đi lại, đường thoát hiểm.
- Khách đến làm việc tại cơ quan: nhân viên bảo vệ có trách nhiệm hướng dẫn để xe đúng nơi quy định.
Phòng họp của trụ sở làm việc của cơ quan Thanh tra Chính phủ có quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 11 Quy chế quản lý hoạt động tại trụ sở làm việc của cơ quan Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 1924/QĐ-TTCP năm 2013, có quy định về tổ chức phục vụ các phòng họp như sau:
Quy định về tổ chức phục vụ các phòng họp
1. Hàng ngày, nhân viên phục vụ phải tiến hành làm vệ sinh, lau chùi bàn ghế trong các phòng họp
2. Khi nhận được yêu cầu sử dụng phòng họp, nhân viên phòng Quản trị phải kê đặt lại bàn ghế, kiểm tra các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ phòng họp, trang trí phòng họp và chuẩn bị các điều kiện vật chất khác theo đúng yêu cầu của cuộc họp. Tất cả các công việc trên phải được kiểm tra, hoàn tất trước giờ họp tối thiểu 01 giờ đối với cuộc họp.
3. Đơn vị đăng ký sử dụng phòng họp có trách nhiệm kiểm tra phòng họp trước giờ họp tối thiểu 30 phút với các cuộc họp.
4. Trong giờ họp, nhân viên phục vụ và nhân viên kỹ thuật phải trực sẵn sàng để phục vụ cuộc họp.
5. Kết thúc cuộc họp, nhân viên phục vụ phải dọn dẹp, kiểm tra các trang thiết bị, tắt điện, đóng cửa.
Như vậy, theo quy định trên thì phòng họp của trụ sở làm việc của cơ quan Thanh tra Chính phủ có quy định như sau:
- Hàng ngày, nhân viên phục vụ phải tiến hành làm vệ sinh, lau chùi bàn ghế trong các phòng họp
- Khi nhận được yêu cầu sử dụng phòng họp, nhân viên phòng Quản trị phải kê đặt lại bàn ghế, kiểm tra các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ phòng họp, trang trí phòng họp và chuẩn bị các điều kiện vật chất khác theo đúng yêu cầu của cuộc họp. Tất cả các công việc trên phải được kiểm tra, hoàn tất trước giờ họp tối thiểu 01 giờ đối với cuộc họp.
- Đơn vị đăng ký sử dụng phòng họp có trách nhiệm kiểm tra phòng họp trước giờ họp tối thiểu 30 phút với các cuộc họp.
- Trong giờ họp, nhân viên phục vụ và nhân viên kỹ thuật phải trực sẵn sàng để phục vụ cuộc họp.
- Kết thúc cuộc họp, nhân viên phục vụ phải dọn dẹp, kiểm tra các trang thiết bị, tắt điện, đóng cửa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng bảo đảm bị đơn phương chấm dứt thực hiện có làm chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm hay không?
- Hàng hóa không đến cửa khẩu nhập sẽ phải hủy tờ khai hải quan? Người khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu có những quyền gì?
- Ngày 2 tháng 1 là ngày gì? Ngày 2 tháng 1 là ngày gì ở Việt Nam? Ngày 2 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Tài sản hiện có là gì? Phân biệt tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai có gì khác nhau?
- Chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử có bao gồm các thương nhân cung cấp dịch vụ logistics cho hoạt động thương mại điện tử?