Giấy tờ tùy thân là gì? Vì sao ra đường phải mang theo giấy tờ tùy thân? Có những loại giấy tờ tùy thân nào?
Giấy tờ tùy thân là gì? Có những loại giấy tờ tùy thân nào?
Hiện nay pháp luật chưa có quy định giải thích thuật ngữ Giấy tờ tùy thân là gì. Tuy nhiên có thể hiểu như sau:
Giấy tờ tùy thân là các loại giấy tờ chính thức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp để xác định danh tính của một cá nhân. Những loại giấy tờ này thường bao gồm:
- Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân;
- Thẻ Căn cước (theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật Căn cước 2023 thì thẻ căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào thẻ căn cước của công dân Việt Nam, do cơ quan quản lý căn cước cấp)
- Hộ chiếu;
- Giấy phép lái xe;
- Thẻ bảo hiểm y tế.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Giấy tờ tùy thân là gì? Vì sao ra đường phải mang theo giấy tờ tùy thân? Có những loại giấy tờ tùy thân nào? (hình từ internet)
Vì sao ra đường phải mang theo giấy tờ tùy thân?
Mang theo giấy tờ tùy thân khi ra đường là một quy định phổ biến ở nhiều quốc gia nhằm mục đích giúp cơ quan chức năng xác định danh tính của người dân khi cần thiết. Hỗ trợ việc duy trì trật tự và an ninh xã hội. Giúp xác định danh tính và liên lạc với người thân nếu xảy ra tai nạn hoặc tình huống khẩn cấp. Thuận tiện khi cần thực hiện các giao dịch hoặc dịch vụ đòi hỏi xác minh danh tính.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền;
b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;
c) Không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan có thẩm quyền khi được thôi, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, cơ quan thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
...
Như vậy theo quy định trên hành vi không xuất trình giấy CMND, thẻ Căn cước công dân (CCCD) hoặc giấy xác nhận số CMND khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền thì có thể bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
Do đó, ra đường mà không mang theo giấy tờ tùy thân nếu bị người có thẩm quyền yêu cầu xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.
Thẻ căn cước có giá trị thay thể cho giấy tờ xuất nhập cảnh không?
Theo Điều 20 Luật Căn cước 2023 quy định như sau:
Giá trị sử dụng của thẻ căn cước
1. Thẻ căn cước có giá trị chứng minh về căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào thẻ căn cước của người được cấp thẻ để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Thẻ căn cước được sử dụng thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trong trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép người dân nước ký kết được sử dụng thẻ căn cước thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trên lãnh thổ của nhau.
3. Thẻ căn cước hoặc số định danh cá nhân được sử dụng để cơ quan, tổ chức, cá nhân kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia khác và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người được cấp thẻ căn cước phải xuất trình thẻ căn cước theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đó không được yêu cầu người được cấp thẻ xuất trình giấy tờ hoặc cung cấp thông tin đã được in, tích hợp vào thẻ căn cước; trường hợp thông tin đã thay đổi so với thông tin trên thẻ căn cước, người được cấp thẻ phải cung cấp giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý chứng minh các thông tin đã thay đổi.
4. Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được cấp thẻ căn cước theo quy định của pháp luật.
Như vậy, thẻ căn cước được sử dụng thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trong trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép người dân nước ký kết được sử dụng thẻ căn cước thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trên lãnh thổ của nhau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- HDSD voucher 500.000 đồng tại chotet congdoan vn? Đoàn viên ngoài danh sách 200.000 đoàn viên thì có được mua hàng?
- Lập dàn ý tả con vật ngắn gọn? Yêu cầu cần đạt về viết của học sinh lớp 4 được quy định thế nào?
- Tính số ngày nghỉ hằng năm của viên chức làm việc lâu năm như thế nào? Viên chức đang nghỉ hàng năm có được đơn phương chấm dứt hợp đồng?
- Ngày 27 12 là ngày gì? Ngày 27 12 thứ mấy? Ngày 27 12 âm lịch là ngày nào? Có phải ngày lễ lớn của nước ta?
- File lịch 2025 Excel đơn giản, đẹp? Tải lịch năm 2025 file excel? Tết năm 2025 được nghỉ bao nhiêu ngày?