Giấy phép thăm dò nước dưới đất có được điều chỉnh khi điều kiện mặt bằng không cho phép thi công một số hạng mục thăm dò không?
Giấy phép thăm dò nước dưới đất có được điều chỉnh khi điều kiện mặt bằng không cho phép thi công một số hạng mục thăm dò không?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 10 Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định về việc điều chỉnh giấy phép thăm dò nước dưới đất như sau:
Điều chỉnh giấy phép
1. Các trường hợp điều chỉnh giấy phép thăm dò nước dưới đất:
a) Điều kiện mặt bằng không cho phép thi công một số hạng mục thăm dò;
b) Tăng quy mô lưu lượng thăm dò nhưng không vượt quá 25% theo giấy phép đã được cấp hoặc thay đổi tầng chứa nước thăm dò;
c) Chủ giấy phép đề nghị điều chỉnh nội dung khác của giấy phép.
2. Các trường hợp điều chỉnh giấy phép khai thác tài nguyên nước:
a) Nguồn nước không bảo đảm việc cung cấp nước bình thường;
b) Nhu cầu khai thác nước tăng mà chưa có biện pháp xử lý, bổ sung nguồn nước;
c) Điều chỉnh công suất lắp máy hoặc lưu lượng khai thác của công trình thủy điện nhưng không vượt quá 25% theo quy định trong giấy phép đã được cấp;
d) Điều chỉnh lưu lượng khai thác của công trình khác điểm c khoản này nhưng không vượt quá 25% theo quy định trong giấy phép đã được cấp;
đ) Có sự thay đổi về mục đích khai thác nước theo quy định của giấy phép được cấp trước đó;
e) Có sự thay đổi về chế độ khai thác của công trình;
g) Bổ sung thêm giếng nhưng lưu lượng khai thác của công trình không vượt quá 25% theo quy định trong giấy phép đã được cấp.
...
Như vậy, trong trường hợp điều kiện mặt bằng không cho phép thi công một số hạng mục thăm dò thì sẽ được phép điều chỉnh giấy phép thăm dò nước dưới đất.
Giấy phép thăm dò nước dưới đất có được điều chỉnh khi điều kiện mặt bằng không cho phép thi công một số hạng mục thăm dò không? (Hình từ Internet)
Giấy phép thăm dò nước dưới đất sẽ cần có những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định về nội dung giấy phép thăm dò nước dưới đất như sau:
Nội dung giấy phép thăm dò nước dưới đất, giấy phép khai thác tài nguyên nước
1. Nội dung chính của giấy phép thăm dò nước dưới đất bao gồm:
a) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép;
b) Mục đích thăm dò nước dưới đất;
c) Quy mô thăm dò nước dưới đất;
d) Vị trí công trình thăm dò nước dưới đất;
đ) Số lượng giếng, chiều sâu giếng, tầng chứa nước thăm dò;
e) Thời hạn của giấy phép;
g) Các yêu cầu, nghĩa vụ trong việc thăm dò nước dưới đất.
2. Nội dung chính của giấy phép khai thác tài nguyên nước, bao gồm:
a) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép;
b) Tên, vị trí công trình khai thác nước;
c) Mục đích khai thác nước;
d) Nguồn nước khai thác;
đ) Quy mô, công suất, lưu lượng khai thác;
e) Chế độ, phương thức khai thác nước (số giờ, ngày khai thác trong năm tương ứng với từng cấp quy mô, công suất, lưu lượng khai thác đề nghị cấp phép);
g) Thời hạn của giấy phép;
...
Như vậy, nội dung chính của giấy phép thăm dò nước dưới đất bao gồm:
+ Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép;
+ Mục đích thăm dò nước dưới đất;
+ Quy mô thăm dò nước dưới đất;
+ Vị trí công trình thăm dò nước dưới đất;
+ Số lượng giếng, chiều sâu giếng, tầng chứa nước thăm dò;
+ Thời hạn của giấy phép;
+ Các yêu cầu, nghĩa vụ trong việc thăm dò nước dưới đất.
Thực hiện thăm dò nước dưới đất như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định về việc thực hiện thăm dò nước dưới đất sẽ bao gồm những nội dung sau:
- Trước khi xây dựng công trình khai thác nước dưới đất hoặc điều chỉnh tăng lưu lượng khai thác của công trình vượt quá 25% lưu lượng quy định trong giấy phép khai thác nước dưới đất đã cấp mà có khoan bổ sung giếng khai thác, chủ đầu tư phải thực hiện thăm dò để đánh giá trữ lượng, chất lượng, khả năng khai thác và phải có giấy phép thăm dò nước dưới đất, trừ các trường hợp khai thác nước dưới đất không phải cấp phép.
- Tổ chức, cá nhân thi công công trình thăm dò nước dưới đất phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất theo quy định của Nghị định 54/2024/NĐ-CP.
- Trong quá trình thăm dò, tổ chức, cá nhân thi công công trình thăm dò nước dưới đất có nghĩa vụ:
+ Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người và công trình thăm dò;
+ Không gây sụt, lún đất, xâm nhập mặn, ô nhiễm các tầng chứa nước;
+ Thực hiện các biện pháp khác để bảo vệ nước dưới đất, bảo vệ môi trường.
- Chủ đầu tư công trình thăm dò nước dưới đất có nghĩa vụ:
+ Phối hợp với tổ chức, cá nhân thi công công trình thăm dò nước dưới đất kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 54/2024/NĐ-CP, nếu phát hiện có vi phạm thì phải dừng ngay việc thăm dò;
+ Trường hợp xảy ra sự cố thì phải khắc phục kịp thời, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật;
+ Nộp báo cáo kết quả thăm dò cho cơ quan tiếp nhận, thẩm định hồ sơ quy định tại Điều 16 của Nghị định 54/2024/NĐ-CP;
+ Trong thời hạn 30 ngày sau khi kết thúc thăm dò, chủ đầu tư công trình thăm dò nước dưới đất cập nhật thông tin, dữ liệu kết quả thăm dò vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?