Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản bị thu hồi trong những trường hợp nào theo quy định hiện nay?
Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản có thời hạn trong bao lâu?
Khai thác tận thu khoáng sản là hoạt động khai thác khoáng sản còn lại ở bãi thải của mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ (Điều 67 Luật Khai thác khoáng sản 2010)
Theo quy định tại Điều 68 Luật Khoáng sản 2010 quy định về thời hạn Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản:
Thời hạn Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản
Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản có thời hạn không quá 05 năm kể cả thời gian gia hạn Giấy phép.
Như vậy, thời hạn của Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản không quá 5 năm, bao gồm cả thời gian gia hạn Giấy phép.
Cá nhân khai thác tận thu khoáng sản có quyền và nghĩa vụ gì?
Theo quy định tại Điều 69 Luật Khoáng sản 2010 về Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác tận thu khoáng sản:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác tận thu khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân khai thác tận thu khoáng sản có các quyền quy định tại các điểm b, d, đ, g, h và i khoản 1 Điều 55 của Luật này và không phải nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác tận thu khoáng sản có các nghĩa vụ sau đây:
a) Nộp lệ phí cấp giấy phép, các khoản thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại các điểm b, d, đ, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 55 của Luật này.
Theo đó, tại các điểm b, d, đ, g, h và i khoản 1 Điều 55 Luật Khoáng sản 2010 quy định về quyền của tổ chức cá nhân khai thác tận thu khoáng sản như sau:
- Tiến hành khai thác khoáng sản theo Giấy phép khai thác khoáng sản.
- Cất giữ, vận chuyển, tiêu thụ và xuất khẩu khoáng sản đã khai thác theo quy định của pháp luật.
- Đề nghị gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản.
- Khiếu nại, khởi kiện quyết định thu hồi Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai phù hợp với dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ đã được phê duyệt.
- Quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Không phải nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
Ngoài ra, khoản 2 Điều 55 Luật Khoáng sản 2010 quy định về nghĩa vụ của tổ chức cá nhân khai thác tận thu khoáng sản:
- Nộp lệ phí cấp giấy phép, các khoản thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ và hoạt động khai thác xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ.
- Khai thác tối đa khoáng sản chính, khoáng sản đi kèm; bảo vệ tài nguyên khoáng sản; thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động và các biện pháp bảo vệ môi trường.
- Thu thập, lưu giữ thông tin về kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản và khai thác khoáng sản.
- Báo cáo kết quả khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học được Nhà nước cho phép trong khu vực khai thác khoáng sản.
- Đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường và đất đai khi Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực.
Hồ sơ cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản bao gồm những gì?
Hồ sơ cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản quy định tại Điều 70 Luật Khoáng sản 2010 như sau:
- Hồ sơ cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản;
+ Bản đồ khu vực khai thác tận thu khoáng sản;
+ Dự án đầu tư khai thác tận thu khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt; bản sao giấy chứng nhận đầu tư;
+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường;
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Hồ sơ gia hạn Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản bao gồm:
+ Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản;
+ Báo cáo kết quả khai thác đến thời điểm đề nghị gia hạn.
- Hồ sơ trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản bao gồm:
+ Đơn đề nghị trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản;
+ Báo cáo kết quả khai thác tận thu khoáng sản đến thời điểm trả lại giấy phép;
+ Đề án đóng cửa mỏ.
Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản bị thu hồi trong những trường hợp nào theo quy định hiện nay?
Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản bị thu hồi trong những trường hợp nào?
Thu hồi Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản được quy định tại Điều 72 Luật Khoáng sản 2010 như sau:
Thu hồi Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản
1. Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân khai thác tận thu khoáng sản không thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 69 của Luật này;
b) Khu vực khai thác tận thu khoáng sản bị công bố là khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.
2. Khi Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản bị thu hồi hoặc hết hạn thì tổ chức, cá nhân khai thác tận thu khoáng sản phải di chuyển toàn bộ tài sản của mình ra khỏi khu vực khai thác, thực hiện công tác cải tạo, phục hồi môi trường.
3. Trường hợp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản bị thu hồi theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì tổ chức, cá nhân khai thác tận thu khoáng sản được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Theo như quy định trên thì Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
- Không thực hiện các nghĩa vụ sau:
+ Nộp lệ phí cấp giấy phép, các khoản thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật.
+ Bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ và hoạt động khai thác xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ.
+ Khai thác tối đa khoáng sản chính, khoáng sản đi kèm; bảo vệ tài nguyên khoáng sản; thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động và các biện pháp bảo vệ môi trường.
+ Thu thập, lưu giữ thông tin về kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản và khai thác khoáng sản.
+ Báo cáo kết quả khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
+ Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học được Nhà nước cho phép trong khu vực khai thác khoáng sản.
+ Đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường và đất đai khi Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực
- Khu vực khai thác tận thu khoáng sản bị công bố là khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?