Giấy phép của công ty hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài bị chấm dứt do sáp nhập được xử lý ra sao?
- Sáp nhập công ty hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là gì?
- Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có ghi mã số doanh nghiệp không?
- Giấy phép của công ty hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài bị chấm dứt do sáp nhập được xử lý ra sao?
Sáp nhập công ty hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về việc sáp nhập công ty như sau:
“Điều 201. Sáp nhập công ty
1. Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.”
Theo đó, sáp nhập công ty hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là việc một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có ghi mã số doanh nghiệp không?
Căn cứ Điều 11 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
- Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây gọi là Giấy phép) có các nội dung chính sau đây:
+ Số Giấy phép và ngày cấp Giấy phép;
+ Tên doanh nghiệp;
+ Mã số doanh nghiệp;
+ Địa chỉ trụ sở chính;
+ Số điện thoại;
+ Địa chỉ trang thông tin điện tử.
- Giấy phép được điều chỉnh thông tin, cấp lại theo quy định tại Điều 13 và Điều 14 của Luật này.
Như vậy, giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng sẽ bao gồm những nội dung chính trên, trong đó có mã số thuế của doanh nghiệp.
Tải về mẫu Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng mới nhất 2023: Tại Đây
Giấy phép của công ty hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Giấy phép của công ty hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài bị chấm dứt do sáp nhập được xử lý ra sao?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 16 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về nộp lại Giấy phép, thu hồi Giấy phép như sau:
"Điều 16. Nộp lại Giấy phép, thu hồi Giấy phép
1. Doanh nghiệp dịch vụ phải nộp lại Giấy phép cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong trường hợp sau đây:
...
b) Chấm dứt hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng."
Như vậy, chấm dứt hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì doanh nghiệp dịch vụ phải nộp lại Giấy phép cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Theo đó, căn cứ Điều 9 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về nộp lại Giấy phép như sau:
- Đối với doanh nghiệp dịch vụ bị hợp nhất, bị sáp nhập hoặc bị chia theo quy định của Luật Doanh nghiệp:
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tình trạng pháp lý của doanh nghiệp dịch vụ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp được chuyển sang đã bị hợp nhất, bị sáp nhập hoặc bị chia, công ty hợp nhất, công ty nhận sáp nhập, các công ty được chia nộp lại Giấy phép cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và thực hiện báo cáo theo quy định tại khoản 3 Điều này.
- Đối với doanh nghiệp dịch vụ giải thể, phá sản hoặc doanh nghiệp chấm dứt hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp được chuyển sang đang làm thủ tục giải thể, đã phá sản hoặc 05 ngày làm việc kể từ ngày Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết, quyết định về việc chấm dứt hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, doanh nghiệp nộp lại Giấy phép cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và thực hiện báo cáo theo quy định tại khoản 3 Điều này.
- Doanh nghiệp báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bằng văn bản về các hợp đồng cung ứng lao động còn hiệu lực; danh sách người lao động đang làm việc ở nước ngoài; danh sách người lao động đã tuyển chọn, đang tham gia bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng; tiền ký quỹ và các khoản đã thu từ người lao động và việc đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.
Như vậy, Giấy phép của công ty bạn sẽ phải nộp lại cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, bạn có thể tham khảo về việc nộp lại Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phía trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?