Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp sau thời điểm xuất khẩu thì có giá trị hiệu lực tính từ khi nào?
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp sau thời điểm xuất khẩu thì có giá trị hiệu lực tính từ khi nào?
Giá trị hiệu lực của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp sau thời điểm xuất khẩu được quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 31/2018/NĐ-CP như sau:
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp sau
1. Trong trường hợp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không được cấp vào thời điểm xuất khẩu, Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được phép cấp sau và có giá trị hiệu lực tính từ thời điểm giao hàng nhưng không quá 1 năm kể từ ngày giao hàng và phải được đóng dấu “ISSUED RETROACTIVELY/ ISSUED RETROSPECTIVELY” lên Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
2. Hồ sơ đề nghị Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được phép cấp sau nêu tại Khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
3. Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được phép cấp sau, thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn Điều ước quốc tế đó.
Theo đó, trong trường hợp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không được cấp vào thời điểm xuất khẩu hàng hóa thì Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được phép cấp sau.
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp sau có giá trị hiệu lực tính từ thời điểm giao hàng nhưng không quá 1 năm kể từ ngày giao hàng và phải được đóng dấu “ISSUED RETROACTIVELY/ ISSUED RETROSPECTIVELY” lên Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp sau thời điểm xuất khẩu thì có giá trị hiệu lực tính từ khi nào? (Hình từ Internet)
Thương nhân phải lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn bao lâu?
Thời hạn lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được quy định tại khoản 3 Điều 30 Nghị định 31/2018/NĐ-CP như sau:
Lưu trữ hồ sơ
1. Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các chứng từ liên quan tới việc cấp đó dưới dạng văn bản hoặc dạng điện tử trong thời hạn tối thiểu 5 năm kể từ ngày cấp.
2. Cơ quan hải quan lưu trữ hồ sơ liên quan đến xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu dưới dạng văn bản hoặc dạng điện tử trong thời hạn tối thiểu 5 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
3. Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các chứng từ liên quan đến việc đề nghị cấp đó dưới dạng văn bản trong thời hạn tối thiểu 5 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
4. Thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa lưu trữ hồ sơ, báo cáo và tài liệu để chứng minh hàng hóa tự khai báo xuất xứ đáp ứng các tiêu chí xuất xứ theo quy định và các chứng từ liên quan dưới dạng văn bản trong thời hạn tối thiểu 5 năm, kể từ ngày phát hành Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa và cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.
...
Như vậy, theo quy định, thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các chứng từ liên quan đến việc đề nghị cấp đó dưới dạng văn bản trong thời hạn tối thiểu 5 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp bị thu hồi trong trường hợp nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 31/2018/NĐ-CP thì cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có thể thu hồi Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trong những trường hợp sau đây:
(1) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp không phù hợp các quy định về xuất xứ;
(2) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trùng số tham chiếu;
(3) Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không nộp bổ sung chứng từ sau thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 31/2018/NĐ-CP;
(4) Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giả mạo chứng từ trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
(5) Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thông báo bằng văn bản đề nghị hủy bỏ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp.
Lưu ý: Trường hợp không thể thu hồi được Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thông báo bằng văn bản cho Bộ Công Thương và cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu về việc hủy bỏ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp, đồng thời nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tóm tắt quá trình công tác của Đảng viên đề nghị tặng Huy hiệu đảng? Tải mẫu tóm tắt quá trình công tác?
- Thuyết minh về phong tục lì xì ngày Tết hay và ý nghĩa? Phong tục lì xì ngày Tết ở Việt Nam? Nhiệm vụ học sinh là gì?
- Nghị định 168 sửa đổi, bổ sung Nghị định 100 về xử phạt giao thông như thế nào? Tải về Nghị định 168/2024/NĐ-CP ở đâu?
- Vì sao lấy ngày 3 2 là ngày thành lập Đảng? Năm nay kỷ niệm bao nhiêu năm ngày thành lập Đảng 3 2?
- Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản diễn ra ở đâu? Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng CSVN thông qua các văn kiện nào theo Hướng dẫn 175?