Giấy chứng nhận VietGAHP nông hộ có hiệu lực bao lâu? Cơ sở sản xuất được cấp giấy chứng nhận VietGAHP nông hộ có quyền hạn như thế nào?
Giấy chứng nhận VietGAHP nông hộ có hiệu lực bao lâu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Quy chế chứng nhận cơ sở chăn nuôi thực hiện quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn, gà an toàn trong nông hộ ban hành kèm theo Quyết định 2509/QĐ-BNN-CN năm 2016, có quy định về giấy chứng nhận VietGAHP nông hộ như sau:
Giấy chứng nhận VietGAHP nông hộ
1. Giấy chứng nhận VietGAHP nông hộ có hiệu lực tối đa 02 năm kể từ ngày cấp. Đối với các giấy chứng nhận VietGAHP nông hộ được cấp trước thời điểm Quy chế này ban hành thì sẽ tiếp tục có hiệu lực trong 02 năm kể từ ngày cấp.
2. Giấy chứng nhận VietGAHP nông hộ theo quy định tại Phụ lục 2 của Quy chế này.
3. Mã số chứng nhận VietGAHP nông hộ theo quy định tại Phụ lục 3 của Quy chế này.
Như vậy, theo quy định trên thì giấy chứng nhận VietGAHP nông hộ có hiệu lực tối đa 02 năm kể từ ngày cấp.
Giấy chứng nhận VietGAHP (Hình từ Internet)
Cơ sở sản xuất được cấp giấy chứng nhận VietGAHP nông hộ có quyền hạn như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 9 Quy chế chứng nhận cơ sở chăn nuôi thực hiện quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn, gà an toàn trong nông hộ ban hành kèm theo Quyết định 2509/QĐ-BNN-CN năm 2016, có quy định về trách nhiệm và quyền hạn của cơ sở sản xuất như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của cơ sở sản xuất
…
2. Quyền hạn
a) Được bảo lưu ý kiến nếu không đồng ý với kết luận của đoàn kiểm tra.
b) Khiếu nại về kết quả kiểm tra, chứng nhận VietGAHP nông hộ theo quy định của pháp luật.
c) Được sử dụng logo, mã số chứng nhận VietGAHP nông hộ để quảng bá thương hiệu sản phẩm.
Như vậy, theo quy định trên thì Cơ sở sản xuất được cấp giấy chứng nhận VietGAHP nông hộ có quyền hạn như sau:
- Được bảo lưu ý kiến nếu không đồng ý với kết luận của đoàn kiểm tra.
- Khiếu nại về kết quả kiểm tra, chứng nhận VietGAHP nông hộ theo quy định của pháp luật.
- Được sử dụng logo, mã số chứng nhận VietGAHP nông hộ để quảng bá thương hiệu sản phẩm
Cơ sở sản xuất được cấp giấy chứng nhận VietGAHP nông hộ có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Quy chế chứng nhận cơ sở chăn nuôi thực hiện quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn, gà an toàn trong nông hộ ban hành kèm theo Quyết định 2509/QĐ-BNN-CN năm 2016, có quy định về trách nhiệm và quyền hạn của cơ sở sản xuất như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của cơ sở sản xuất
1. Trách nhiệm
a) Thực hiện VietGAHP nông hộ theo đúng phạm vi được chứng nhận.
b) Có hành động khắc phục sai phạm đúng thời hạn khi bị nhắc nhở hoặc đình chỉ chứng nhận VietGAHP nông hộ.
c) Chịu trách nhiệm về sự phù hợp của các sản phẩm được công bố sản xuất theo VietGAHP nông hộ. Khi phát hiện lô sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm, cơ sở sản xuất phải tạm dừng phân phối sản phẩm để điều tra xác định nguyên nhân và tiến hành biện pháp khắc phục. Trường hợp không tự khắc phục được, phải báo cáo với Tổ chức chứng nhận để có biện pháp xử lý phù hợp.
…
Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở sản xuất được cấp giấy chứng nhận VietGAHP nông hộ có các trách nhiệm sau:
- Thực hiện VietGAHP nông hộ theo đúng phạm vi được chứng nhận.
- Có hành động khắc phục sai phạm đúng thời hạn khi bị nhắc nhở hoặc đình chỉ chứng nhận VietGAHP nông hộ.
- Chịu trách nhiệm về sự phù hợp của các sản phẩm được công bố sản xuất theo VietGAHP nông hộ.
- Khi phát hiện lô sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm, cơ sở sản xuất phải tạm dừng phân phối sản phẩm để điều tra xác định nguyên nhân và tiến hành biện pháp khắc phục.
- Trường hợp không tự khắc phục được, phải báo cáo với Tổ chức chứng nhận để có biện pháp xử lý phù hợp.
Tổ chức chứng nhận VietGAHP nông hộ có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Quy chế chứng nhận cơ sở chăn nuôi thực hiện quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn, gà an toàn trong nông hộ ban hành kèm theo Quyết định 2509/QĐ-BNN-CN năm 2016, có quy định về trách nhiệm và quyền hạn của Tổ chức chứng nhận như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của Tổ chức chứng nhận
1. Trách nhiệm
a) Thực hiện hoạt động chứng nhận VietGAHP nông hộ theo đúng quy định;
b) Xây dựng chi tiết và lưu dưới dạng văn bản các trình tự, thủ tục kiểm tra, đánh giá, chứng nhận VietGAHP nông hộ cho từng sản phẩm (lợn/gà);
c) Báo cáo hàng quý hoặc khi có yêu cầu việc chứng nhận VietGAHP nông hộ về Cục Chăn nuôi và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
d) Thông báo cho Cơ quan chỉ định ngay khi có thay đổi ảnh hưởng tới năng lực hoạt động chứng nhận VietGAHP nông hộ.
2. Quyền hạn
a) Chứng nhận VietGAHP nông hộ theo quy định;
b) Giám sát việc thực hiện VietGAHP nông hộ của cơ sở sản xuất được cấp chứng nhận.
Như vậy, theo quy định trên thì Tổ chức chứng nhận VietGAHP nông hộ có trách nhiệm như sau:
- Thực hiện hoạt động chứng nhận VietGAHP nông hộ theo đúng quy định;
- Xây dựng chi tiết và lưu dưới dạng văn bản các trình tự, thủ tục kiểm tra, đánh giá, chứng nhận VietGAHP nông hộ cho từng sản phẩm (lợn/gà);
- Báo cáo hàng quý hoặc khi có yêu cầu việc chứng nhận VietGAHP nông hộ về Cục Chăn nuôi và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Thông báo cho Cơ quan chỉ định ngay khi có thay đổi ảnh hưởng tới năng lực hoạt động chứng nhận VietGAHP nông hộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu quyết định thay đổi Thẩm phán trước khi mở phiên tòa hình sự mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu?
- Quy định về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra như thế nào? Trường hợp chủ sở hữu súc vật không phải bồi thường thiệt hại?
- Nếu hợp đồng và phụ lục hợp đồng có mâu thuẫn thì điều khoản trong hợp đồng hay trong phụ lục hết hiệu lực?
- Mẫu Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho mới nhất? Mức trích lập được tính theo công thức nào?
- Lời chúc Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo là ngày gì? Ngày Ông Công Ông Táo có phải là ngày lễ lớn?