Giấy chứng nhận nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội bị sai thông tin ngày tháng năm sinh có được hưởng chế độ khám thai không?
- Giấy chứng nhận nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội bị sai thông tin ngày tháng năm sinh có được hưởng chế độ khám thai không?
- Việc cấp lại giấy chứng nhận nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội do sai thông tin được pháp luật quy định như thế nào?
- Thời gian tối đa được giải quyết khi đi khám thai theo quy định pháp luật
- Mức hưởng chế độ khám thai cho lao động nữ được quy định ra sao?
Giấy chứng nhận nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội bị sai thông tin ngày tháng năm sinh có được hưởng chế độ khám thai không?
Căn cứ theo Phụ lục 7 Mẫu giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT như sau:
CÁCH GHI
1. Phần Thông tin người bệnh
a) Dòng thứ nhất: Ghi đầy đủ họ tên, ngày, tháng, năm sinh của người bệnh được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (chữ in hoa). Trường hợp chỉ có năm sinh thì ghi năm sinh;
...
Như vậy, theo quy định trên thì mẫu giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội phải ghi đầy đủ họ tên, ngày, tháng, năm sinh.
Do đó, trường hợp giấy chứng nhận nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội của bạn bị sai thông tin ngày tháng sinh thì được coi là không hợp lệ và phía cơ quan bảo hiểm xã hội có quyền từ chối giải quyết chế độ của bạn.
Tải về mẫu giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội mới nhất 2023: Tại Đây
Giấy chứng nhận nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội
Việc cấp lại giấy chứng nhận nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội do sai thông tin được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 26 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định như sau:
Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
...
5. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội có trách nhiệm:
a) Cấp lại giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội trong các trường hợp sau đây:
- Bị mất, bị hỏng;
- Người ký các giấy chứng nhận không đúng thẩm quyền;
- Việc đóng dấu trên các giấy chứng nhận không đúng quy định;
- Có sai sót về thông tin được ghi trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp cấp lại phải đóng dấu "Cấp lại" trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Do đó, trường hợp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội của bạn bị ghi sai thông tin ngày tháng sinh, bạn có thể đề nghị cơ sở khám chữa bệnh cấp lại giấy chứng nhận nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội.
Thời gian tối đa được giải quyết khi đi khám thai theo quy định pháp luật
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về thời gian hưởng chế độ khám thai:
Thời gian hưởng chế độ khi khám thai
1. Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
Theo quy định trên thì trong thời gian mang thai, bạn được nghỉ việc để khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; nếu ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
Do đó, tối đa số ngày khám thai của bạn được tính là 10 ngày.
Mức hưởng chế độ khám thai cho lao động nữ được quy định ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về mức hưởng chế độ thai sản:
Mức hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày.
Do đó, mức hưởng chế độ khám thai của bạn được tính = Mức bình quân tiền lương các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội : 24 ngày x Số ngày nghỉ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?