Giấy chứng nhận kiểm định xe máy chuyên dùng trong bến cảng thuộc Bộ Quốc phòng chỉ có giá trị khi nào?
- Giấy chứng nhận kiểm định xe máy chuyên dùng trong bến cảng thuộc Bộ Quốc phòng chỉ có giá trị khi nào?
- In và quản lý các loại phôi Giấy chứng nhận kiểm định xe máy chuyên dùng trong bến cảng thuộc Bộ Quốc phòng do ai thực hiện?
- Xe máy chuyên dùng trong bến cảng thuộc Bộ Quốc phòng sẽ được kiểm định những nội dung nào để được cấp Giấy chứng nhận kiểm định?
Giấy chứng nhận kiểm định xe máy chuyên dùng trong bến cảng thuộc Bộ Quốc phòng chỉ có giá trị khi nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 11 Thông tư 103/2021/TT-BQP quy định như sau:
Phiếu kiểm định và Giấy chứng nhận kiểm định
1. Phiếu kiểm định được in đen trắng một mặt trên khổ giấy A4 theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục III kèm theo Thông tư này.
2. Giấy chứng nhận kiểm định được in màu một mặt trên khổ giấy A4 theo quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục III kèm theo Thông tư này.
3. Phiếu kiểm định, Giấy chứng nhận kiểm định chỉ có giá trị khi ghi đầy đủ nội dung và được Chỉ huy cơ sở kiểm định ký tên, đóng dấu theo quy định.
Như vậy, Giấy chứng nhận kiểm định xe máy chuyên dùng trong bến cảng thuộc Bộ Quốc phòng chỉ có giá trị khi ghi đầy đủ nội dung và được Chỉ huy cơ sở kiểm định ký tên, đóng dấu theo quy định.
Xe máy chuyên dùng thuộc Bộ Quốc phòng (Hình từ Internet)
In và quản lý các loại phôi Giấy chứng nhận kiểm định xe máy chuyên dùng trong bến cảng thuộc Bộ Quốc phòng do ai thực hiện?
Căn cứ theo điểm d khoản 2 Điều 14 Thông tư 103/2021/TT-BQP quy định như sau:
Trách nhiệm của Tổng cục Kỹ thuật
1. Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và trước pháp luật về công tác quy hoạch, kế hoạch, tổ chức, hoạt động kiểm định xe máy chuyên dùng trong toàn quân.
2. Chỉ đạo Cục Xe - Máy:
a) Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các cơ sở kiểm định; các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện đúng công tác kiểm định xe máy chuyên dùng theo quy định tại Thông tư này;
b) Xây dựng nội dung, chương trình tổ chức tập huấn cấp Giấy chứng nhận, Thẻ kiểm định viên cho các đối tượng theo quy định;
c) Xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo điều hành, quản lý công tác kiểm định xe máy chuyên dùng và hướng dẫn các cơ sở kiểm định, đơn vị khai thác sử dụng;
d) In, quản lý các loại phôi Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định quy định tại khoản 2 Điều 11 và khoản 1 Điều 12 Thông tư này.
Như vậy, In và quản lý các loại phôi Giấy chứng nhận kiểm định xe máy chuyên dùng trong bến cảng thuộc Bộ Quốc phòng do Cục Xe - Máy thực hiện theo sự chỉ đạo của Tổng cục Kỹ thuật.
Xe máy chuyên dùng trong bến cảng thuộc Bộ Quốc phòng sẽ được kiểm định những nội dung nào để được cấp Giấy chứng nhận kiểm định?
Căn cứ theo Phụ lục I kèm theo Thông tư 103/2021/TT-BQP thì nội dung kiểm định xe máy chuyên dùng trong bến cảng thuộc Bộ Quốc phòng để được cấp Giấy chứng nhận kiểm định gồm:
- Kiểm tra tổng quát
+ Hình dáng, kích thước, trọng lượng và kết cấu chung: Đúng với hồ sơ kỹ thuật.
+ Các thông số nhận dạng;
+ Động cơ và các cụm liên quan;
+ Thân vỏ, buồng lái;
+ Khung và sàn bệ chính;
+ Hệ thống treo;
+ Hệ thống nhiên liệu, làm mát, bôi trơn;
- Hệ thống lái
+ Lái bằng vô lăng;
+ Lái bằng cần lái;
- Hệ thống di chuyển
+ Hệ truyền lực di chuyển: Các cụm, tổng thành của hệ truyền lực di chuyển: Đúng với hồ sơ kỹ thuật và hoạt động bình thường, đủ các chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng;
+ Bánh xe;
+ Chắn bùn: Đầy đủ theo hồ sơ kỹ thuật, định vị chắc chắn không bị thủng rách.
- Hệ thống điều khiển
+ Cần điều khiển thiết bị công tác;
+ Đồng hồ hiển thị: Các loại thiết bị chỉ thị, hiển thị đủ số lượng theo hồ sơ kỹ thuật, định vị chắc chắn, đủ các chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng, hoạt động bình thường.
- Hệ thống truyền động
+ Truyền động cơ khí;
+ Truyền động thủy lực;
+ Tất cả các bộ phận của hệ thống truyền động đều phải được định vị đúng vị trí và đủ các chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng.
- Hệ thống phanh
+ Dầu phanh hoặc khí nén không được rò rỉ;
+ Đường ống dẫn dầu phanh hoặc khí nén không bị bẹp, nứt và phải được định vị chắc chắn;
+ Các cơ cấu điều khiển cơ khí của hệ thống phanh hoạt động bình thường và còn hiệu lực;
+ Hành trình tự do bàn đạp phanh phải đúng với quy định trong hồ sơ kỹ thuật;
+ Bình chứa khí nén phải định vị đúng vị trí và được kẹp chặt. Van an toàn phải hoạt động ở trị số quy định trong hồ sơ kỹ thuật;
+ Lực điều khiển cơ cấu phanh phải đúng tiêu chuẩn quy định và không vượt quá trị số quy định trong hồ sơ kĩ thuật;
+ Thử phanh;
- Hệ thống công tác
+ Các bộ phận, thiết bị công tác (gầu xúc, lưỡi ủi, lưỡi gạt...) phải đầy đủ, lắp chặt, đúng vị trí, đảm bảo chắc chắn khi di chuyển;
+ Phải đảm bảo các tính năng công tác theo các chỉ tiêu quy định trong hồ sơ kỹ thuật;
+ Các bộ phận của hệ thống phải có đầy đủ các chi tiết kẹp chặt, phòng lỏng theo quy định trong hồ sơ kỹ thuật;
+ Kết cấu của hệ thống không bị rạn nứt, cong, vềnh.
- Hệ thống điện, chiếu sáng và tín hiệu
+ Máy phát điện, ắc quy: Phải đầy đủ, lắp đặt chắc chắn, hoạt động tốt; các thông số theo đúng hồ sơ kỹ thuật;
+ Đèn chiếu sáng;
+ Đèn tín hiệu;
+ Còi điện: Âm lượng toàn bộ ở khoảng cách 2m tính từ đầu xe, cao 1,2 m không nhỏ hơn 90 dB(A), không lớn hơn 115 dB(A).
- Môi trường
+ Khí thải;
+ Tiếng ồn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?