Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh có thời hạn sử dụng bao lâu?

Cho tôi hỏi có phải thực hiện thủ tục kiểm dịch động vật khi vận chuyển động vật ra khỏi địa bàn cấp tỉnh không? Vận chuyển động vật ra khỏi địa bàn cấp tỉnh có cần được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch không? Giá trị sử dụng của Giấy chứng nhận được quy định thế nào? Mong nhận được hỗ trợ, xin cảm ơn.

Có cần kiểm dịch động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh không?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT quy định về việc kiểm dịch động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh như sau:

- Trước khi vận chuyển động vật ra khỏi địa bàn cấp tỉnh chủ hàng phải đăng ký kiểm dịch với Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh hoặc Trạm thuộc Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh được ủy quyền (sau đây gọi là cơ quan kiểm dịch động vật nội địa), đơn đăng ký kiểm dịch theo Mẫu 1 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

- Nội dung kiểm dịch đối với động vật xuất phát từ cơ sở theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật thú y, cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện như sau:

+ Kiểm tra lâm sàng;

+ Lấy mẫu xét nghiệm bệnh theo quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này;

+ Niêm phong, kẹp chì phương tiện chứa đựng, vận chuyển động vật;

+ Hướng dẫn, giám sát chủ hàng thực hiện tiêu độc khử trùng phương tiện chứa đựng, vận chuyển động vật;

+ Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch;

+ Thông báo cho cơ quan kiểm dịch động vật nội địa nơi đến qua thư điện tử hoặc fax các thông tin sau đây: Số Giấy chứng nhận kiểm dịch, ngày cấp, số lượng hàng, mục đích sử dụng, biển kiểm soát phương tiện vận chuyển. Thực hiện thông báo ngay sau khi cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với động vật vận chuyển để làm giống, tổng hợp thông báo theo tuần đối với động vật vận chuyển để giết mổ;

+ Trường hợp động vật không bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định.

- Nội dung kiểm dịch đối với động vật xuất phát từ cơ sở được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc đã được giám sát không có mầm bệnh hoặc đã được phòng bệnh bằng vắc xin và còn miễn dịch bảo hộ với các bệnh theo quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này, cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện như sau:

+ Niêm phong, kẹp chì phương tiện chứa đựng, vận chuyển động vật;

+ Hướng dẫn, giám sát chủ hàng thực hiện tiêu độc khử trùng phương tiện chứa đựng, vận chuyển động vật;

+ Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 39 của Luật thú y;

+ Thực hiện theo quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều này.

- Kiểm dịch động vật tại nơi đến, cơ quan kiểm dịch động vật nội địa nơi đến chỉ thực hiện kiểm dịch trong trường hợp phát hiện:

+ Động vật từ tỉnh khác nhưng không có Giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan kiểm dịch động vật nội địa nơi xuất phát;

+ Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật không hợp lệ;

+ Có sự đánh tráo, thêm hoặc bớt động vật khi chưa được phép của cơ quan kiểm dịch động vật;

+ Động vật có biểu hiện mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh truyền nhiễm.

Theo quy định trên, ta thấy động vật trước khi vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh phải tiến hành kiểm dịch và được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch.

Hồ sơ kiểm dịch động vật được quy định thế nào?

Mẫu hồ sơ kiểm dịch động vật được quy định tại Điều 18 Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT như sau:

"Điều 18. Mẫu hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật
1. Mẫu hồ sơ đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Mẫu hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật được sử dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
3. Các cơ quan kiểm dịch động vật chịu trách nhiệm in ấn, sử dụng mẫu hồ sơ kiểm dịch theo đúng quy định hiện hành.
4. Tổ chức, cá nhân in, phát hành và sử dụng mẫu hồ sơ trái với quy định tại Thông tư này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật."

Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật

Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật

Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật có thời hạn sử dụng bao lâu?

Việc quản lý, sử dụng mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật được quy định tại Điều 19 Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT như sau:

- Các mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật được in bằng mực đen trên giấy in khổ A4, ở giữa có Logo kiểm dịch động vật in chìm, màu đen nhạt, đường kính 12 cm.

- Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh được đóng dấu “BẢN GỐC” hoặc “BẢN SAO” bằng mực dấu màu đỏ ở góc bên phải phía dưới “Mẫu: ...” (Mẫu dấu theo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này). Số lượng giấy chứng nhận kiểm dịch được phát hành như sau:

+ Bản gốc: 01 lưu tại cơ quan kiểm dịch động vật, 01 bản giao cho chủ hàng;

+ Bản sao: Căn cứ vào nơi giao hàng trong quá trình vận chuyển (nếu có) để cấp tối đa 03 bản sao cho chủ hàng, mỗi nơi giao hàng chỉ cấp 01 bản sao; các bản sao đều sử dụng dấu đỏ của cơ quan thú y có thẩm quyền đã cấp bản gốc.

Trường hợp ủy quyền thì sử dụng mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh theo Mẫu 12b và Mẫu 12d Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

- Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam được đóng dấu “ORIGINAL” hoặc “COPY” bằng mực dấu màu đỏ ở góc bên phải phía dưới “Mẫu...” (Mẫu dấu theo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này). Số lượng giấy chứng nhận kiểm dịch được phát hành như sau:

+ Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu: 03 bản Original (01 bản lưu tại cơ quan kiểm dịch động vật, 02 bản giao cho chủ hàng); 02 bản Copy giao cho chủ hàng;

+ Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam: 03 bản Original (01 bản lưu tại cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu nhập, 02 bản giao cho chủ hàng); 02 bản Copy giao cho chủ hàng trong đó 01 bản được nộp lại cho cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu nhập sau khi lô hàng đã được tái xuất hết ra khỏi lãnh thổ Việt Nam và có xác nhận của cơ quan kiểm dịch cửa khẩu xuất); các bản sao đều sử dụng dấu đỏ của cơ quan thú y có thẩm quyền đã cấp bản gốc.

- Giấy chứng nhận vận chuyển động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu được phát hành 03 bản (01 bản lưu tại cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu nhập, 02 bản giao cho chủ hàng).

- Thời hạn giá trị sử dụng của giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật:

+ Thời hạn giá trị sử dụng của Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh được tính theo thời gian vận chuyển động vật, sản phẩm động vật từ nơi xuất phát đến nơi đến cuối cùng;

+ Thời hạn giá trị sử dụng của Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu có giá trị sử dụng từ 30 đến 60 ngày;

+ Thời hạn giá trị sử dụng của Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam được tính theo thời gian tối đa cho phép lưu trú tại lãnh thổ Việt Nam.

Như vậy, ta thấy thời hạn giá trị sử dụng đối với Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh được tính theo thời gian vận chuyển động vật, sản phẩm động vật từ nơi xuất phát đến nơi đến cuối cùng.

Kiểm dịch động vật Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Kiểm dịch động vật
Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn xuất khẩu
Pháp luật
Chủ hàng có nghĩa vụ gì trong việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu? Chủ hàng tự ý tháo dỡ niêm phong phương tiện vận chuyển thì có bị phạt không?
Pháp luật
Kỹ thuật viên kiểm dịch động vật là công chức thế nào? Được áp dụng hệ số lương công chức loại mấy?
Pháp luật
Hiệp định SPS là gì? Thành viên khi tham gia Hiệp định SPS có các quyền và nghĩa vụ cơ bản nào?
Pháp luật
Nhân viên trạm kiểm dịch động vật vòi tiền của người dân có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Pháp luật
Có được áp dụng bảng lương công chức loại A0 đối với cán bộ công chức giữ ngạch kỹ thuật viên kiểm dịch động vật hay không?
Pháp luật
Nhập khẩu động vật nhưng không có Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thì tổ chức bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật bao gồm những gì? Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, thủy sản do ai ban hành?
Pháp luật
Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật là gì? Nội dung kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tại đầu mối giao thông bao gồm những gì?
Pháp luật
Nơi cách ly kiểm dịch trâu bò từ Lào trước khi nhập khẩu chính ngạch phải đảm bảo tối thiểu các điều kiện nào?
Pháp luật
Để kiểm dịch thịt thăn heo tươi trước khi vận chuyển ra khỏi địa bàn tỉnh thì lấy mẫu với khối lượng là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểm dịch động vật
Trần Thị Huyền Trân Lưu bài viết
11,616 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm dịch động vật Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kiểm dịch động vật Xem toàn bộ văn bản về Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào