Giấy chứng nhận an toàn sinh học được cấp lại trong trường hợp nào? Hồ sơ đề nghị cấp lại bao gồm những loại giấy tờ gì?
- Để được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Giấy chứng nhận an toàn sinh học được cấp lại trong trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận an toàn sinh học bao gồm những loại giấy tờ gì?
- Cơ quan nào tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận an toàn sinh học?
- Giấy chứng nhận an toàn sinh học bao gồm những nội dung gì?
Để được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học cần đáp ứng những điều kiện gì?
Giấy chứng nhận an toàn sinh học (Hình từ Internet)
Theo Điều 22 Nghị định 69/2010/NĐ-CP quy định về điều kiện cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học như sau:
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học
Sinh vật biến đổi gen được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Sinh vật biến đổi gen đã được khảo nghiệm trong điều kiện cụ thể của Việt Nam. Kết quả khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận đạt yêu cầu.
2. Sinh vật biến đổi gen được Hội đồng an toàn sinh học kết luận là an toàn đối với môi trường và đa dạng sinh học.
Theo đó, sinh vật biến đổi gen được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Sinh vật biến đổi gen đã được khảo nghiệm trong điều kiện cụ thể của Việt Nam. Kết quả khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận đạt yêu cầu.
- Sinh vật biến đổi gen được Hội đồng an toàn sinh học kết luận là an toàn đối với môi trường và đa dạng sinh học.
Giấy chứng nhận an toàn sinh học được cấp lại trong trường hợp nào?
Theo khoản 1 Điều 23a Nghị định 69/2010/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 118/2020/NĐ-CP) quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận an toàn sinh học như sau:
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận an toàn sinh học
1. Giấy chứng nhận an toàn sinh học được cấp lại trong các trường hợp sau:
a) Thay đổi thông tin về tổ chức tại Giấy chứng nhận an toàn sinh học đã cấp;
b) Giấy chứng nhận an toàn sinh học bị mất hoặc rách, nát.
...
Theo đó, Giấy chứng nhận an toàn sinh học được cấp lại trong những trường hợp sau đây:
- Thay đổi thông tin về tổ chức tại Giấy chứng nhận an toàn sinh học đã cấp;
- Giấy chứng nhận an toàn sinh học bị mất hoặc rách, nát.
Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận an toàn sinh học bao gồm những loại giấy tờ gì?
Theo khoản 2 Điều 23a Nghị định 69/2010/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 118/2020/NĐ-CP) quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận an toàn sinh học như sau:
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận an toàn sinh học
...
2. Hồ sơ cấp lại bao gồm:
a) Đơn đăng ký cấp lại theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận an toàn sinh học đã cấp trong trường hợp thay đổi thông tin về tổ chức hoặc bị rách, nát;
c) Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
...
Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận an toàn sinh học bao gồm những loại giấy tờ sau đây:
- Đơn đăng ký cấp lại theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 118/2020/NĐ-CP; Tải về
- Giấy chứng nhận an toàn sinh học đã cấp trong trường hợp thay đổi thông tin về tổ chức hoặc bị rách, nát;
- Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với thông tin về tổ chức tại Giấy chứng nhận an toàn sinh học đã cấp.
Cơ quan nào tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận an toàn sinh học?
Theo khoản 3 Điều 23a Nghị định 69/2010/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 118/2020/NĐ-CP) quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận an toàn sinh học như sau:
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận an toàn sinh học
...
3. Tổ chức đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ cấp lại theo quy định tại khoản 2 Điều này tới Bộ Tài nguyên và Môi trường theo một trong các cách sau: nộp trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc qua môi trường mạng.
...
Theo đó, tổ chức có nhu cầu cấp lại Giấy chứng nhận an toàn sinh học nộp 01 bộ hồ sơ cấp lại theo quy định tại khoản 2 Điều 23a Nghị định 69/2010/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 118/2020/NĐ-CP) tới Bộ Tài nguyên và Môi trường theo một trong các cách sau: nộp trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc qua môi trường mạng.
Giấy chứng nhận an toàn sinh học bao gồm những nội dung gì?
Theo Điều 25 Nghị định 69/2010/NĐ-CP quy định về nội dung của Giấy chứng nhận an toàn sinh học như sau:
Nội dung của Giấy chứng nhận an toàn sinh học
1. Giấy chứng nhận an toàn sinh học gồm những nội dung chính sau đây:
a) Tên của sinh vật biến đổi gen: tên khoa học, tên thông thường, sự kiện chuyển gen và mã nhận dạng duy nhất, nếu có;
b) Thông tin chi tiết về tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học;
c) Các yêu cầu cụ thể để bảo đảm an toàn sinh học trong quá trình sử dụng sinh vật biến đổi gen.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định mẫu Giấy chứng nhận an toàn sinh học.
Theo đó, Giấy chứng nhận an toàn sinh học bao gồm những nội dung như sau:
- Tên của sinh vật biến đổi gen: tên khoa học, tên thông thường, sự kiện chuyển gen và mã nhận dạng duy nhất, nếu có;
- Thông tin chi tiết về tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học;
- Các yêu cầu cụ thể để bảo đảm an toàn sinh học trong quá trình sử dụng sinh vật biến đổi gen.
Mẫu Giấy chứng nhận an toàn sinh học do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?