Giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú được hưởng phụ cấp ưu đãi thế nào? Định mức tiết dạy ra sao?

Giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú được hưởng phụ cấp ưu đãi thế nào? Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú thế nào? Giáo viên chủ nhiệm trường phổ thông dân tộc bán trú có được giảm định mức tiết dạy khi kiêm nhiệm công việc chuyên môn?

Giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú được hưởng phụ cấp ưu đãi thế nào?

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 116/2016/NĐ-CP thì trường phổ thông dân tộc bán trú là trường phổ thông chuyên biệt được Nhà nước thành lập cho con em các dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này. Trường phổ thông dân tộc bán trú có số lượng học sinh bán trú theo quy định hiện hành.

Căn cứ vào khoản 1 Điều 5 Nghị định 61/2006/NĐ-CP về phụ cấp ưu đãi như sau:

Phụ cấp ưu đãi
1. Mức phụ cấp 50% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác tại trường năng khiếu thể dục thể thao; trường năng khiếu nghệ thuật; trường phổ thông dân tộc bán trú; trường dự bị đại học.
2. Mức phụ cấp 70% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác tại trường phổ thông dân tộc nội trú, trường trung học phổ thông chuyên, trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật.
...

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú sẽ được phụ cấp 50% mức lương hiện hưởng và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Lưu ý: Theo Điều 12 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú ban hành kèm theo Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT thì giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú thực hiện các nhiệm vụ và quyền quy định tại Điều lệ trường phổ thông và các nhiệm vụ, quyền sau:

- Tìm hiểu, nắm vững phong tục tập quán và đặc điểm tâm lý học sinh dân tộc của địa phương.

- Vận dụng phương pháp dạy học phù hợp đối tượng học sinh; tham gia quản lý, giáo dục, nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú; tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục đặc thù trong nhà trường.

- Được bồi dưỡng nâng cao năng lực về kiến thức dân tộc, tiếng dân tộc thiểu số, nội dung, phương pháp quản lý, giáo dục, nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú, tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục đặc thù trong nhà trường và được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của Nhà nước.

Giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú được hưởng phụ cấp ưu đãi thế nào? Định mức tiết dạy ra sao?

Giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú được hưởng phụ cấp ưu đãi thế nào? Định mức tiết dạy ra sao? (Hình từ Internet)

Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú thế nào?

Căn cứ vào Điều 6 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT (được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT) có quy định như sau:

Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:
1. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết;
2. Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông;
Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở;
Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở.
2a. Định mức tiết dạy của giáo viên trường dự bị đại học là 12 tiết
3. Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trường hạng I dạy 2 tiết một tuần, trường hạng II dạy 1/3 định mức tiết dạy, trường hạng III dạy 1/2 định mức tiết dạy của giáo viên cùng cấp học. Việc phân hạng các trường phổ thông theo quy định hiện hành.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì định mức tiết dạy trong một tuần của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú như sau:

- Đối với cấp tiểu học: 21 tiết/tuần.

- Đối với cấp trung học cơ sở: 17 tiết/tuần.

Giáo viên chủ nhiệm trường phổ thông dân tộc bán trú có được giảm định mức tiết dạy khi kiêm nhiệm công việc chuyên môn?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được bổ sung bởi Khoản 8 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT như sau:

Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn
1. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp tiểu học được giảm 3 tiết/tuần, ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần.
2. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông dân tộc nội trú cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường chuyên, trường bán trú được giảm 4 tiết/tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật được giảm 3 tiết/tuần.
2a. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường dự bị đại học được giảm 3 tiết/tuần
3. Giáo viên kiêm phụ trách phòng học bộ môn được giảm 3 tiết/môn/tuần.
...

Theo đó, giáo viên chủ nhiệm trường phổ thông dân tộc bán trú sẽ được giảm 4 tiết/tuần khi kiêm nhiệm công việc chuyên môn.

Trường phổ thông dân tộc bán trú
Giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thành phần Hội đồng xét duyệt vào trường phổ thông dân tộc bán trú gồm những ai?
Pháp luật
Thủ tục cho phép trường phổ thông dân tộc bán trú hoạt động giáo dục thực hiện theo Nghị định 125 như thế nào?
Pháp luật
Thủ tục thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú theo Nghị định 125 được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú được hưởng phụ cấp ưu đãi thế nào? Định mức tiết dạy ra sao?
Pháp luật
Hồ sơ thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú có bao gồm đề án thành lập trường không? Đề án thành lập trường phải xác định rõ những vấn đề gì?
Pháp luật
Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học là gì? Học sinh học ở trường này được hỗ trợ tiền ăn bao nhiêu?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ cho học sinh bán trú cấp tiểu học tại trường phổ thông dân tộc bán trú có hoàn cảnh khó khăn là mẫu nào?
Pháp luật
Hành vi cắt xén tiền ăn của học sinh bán trú tại trường phổ thông dân tộc bán trú sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Pháp luật
Trường phổ thông dân tộc bán trú có những công trình gì để phục vụ cho quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng học sinh bán trú?
Pháp luật
Điều kiện để học sinh được học trường phổ thông dân tộc bán trú từ ngày 18/03/2023 được quy định như thế nào?
Pháp luật
Học sinh bán trú trường phổ thông dân tộc bán trú có nhiệm vụ, quyền hạn gì? Mức hỗ trợ đối với học sinh bán trú thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trường phổ thông dân tộc bán trú
621 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trường phổ thông dân tộc bán trú Giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trường phổ thông dân tộc bán trú Xem toàn bộ văn bản về Giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào