Giáo viên thực hành sát hạch lái xe được quy định ra sao? Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp như thế nào?
Giáo viên thực hành sát hạch lái xe cần tiêu chuẩn ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 65/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 138/2018/NĐ-CP, điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị định 70/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực kể từ ngày 01/11/2022) quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe như sau:
“Điều 8. Tiêu chuẩn giáo viên dạy lái xe, Giấy chứng nhận và thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận giáo viên dạy lái xe ô tô
1. Tiêu chuẩn chung: Giáo viên dạy lái xe phải đáp ứng tiêu chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp;
2. Giáo viên dạy lý thuyết phải có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành luật, công nghệ ô tô, công nghệ kỹ thuật ô tô, lắp ráp ô tô hoặc các ngành nghề khác có nội dung đào tạo chuyên ngành ô tô chiếm 30% trở lên, giáo viên dạy môn Kỹ thuật lái xe phải có giấy phép lái xe tương ứng hạng xe đào tạo trở lên;
3. Giáo viên dạy thực hành lái xe đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
a) Có giấy phép lái xe hạng tương ứng hoặc cao hơn hạng xe đào tạo, nhưng không thấp hơn hạng B2;
b) Giáo viên dạy các hạng B1, B2 phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ 03 năm trở lên, kể từ ngày trúng tuyển; giáo viên dạy các hạng C, D, E và F phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ 05 năm trở lên kể từ ngày trúng tuyển;
c) Đã qua tập huấn về nghiệp vụ dạy thực hành lái xe theo chương trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành và được cấp Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe
a) Cục Đường bộ Việt Nam cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe cho giáo viên thuộc các cơ sở đào tạo thuộc cơ quan trung ương do Bộ Giao thông vận tải giao;
b) Sở Giao thông vận tải cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe cho giáo viên thuộc các cơ sở đào tạo do địa phương quản lý.”
Trước đây, Điều 8 Nghị định 65/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 138/2018/NĐ-CP quy định:
Tiêu chuẩn giáo viên dạy lái xe, Giấy chứng nhận và thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận giáo viên dạy lái xe ô tô
1. Tiêu chuẩn chung: Giáo viên dạy lái xe phải đáp ứng tiêu chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp;
2. Giáo viên dạy lý thuyết phải có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành luật, công nghệ ô tô, công nghệ kỹ thuật ô tô, lắp ráp ô tô hoặc các ngành nghề khác có nội dung đào tạo chuyên ngành ô tô chiếm 30% trở lên, giáo viên dạy môn Kỹ thuật lái xe phải có giấy phép lái xe tương ứng hạng xe đào tạo trở lên;
3. Giáo viên dạy thực hành lái xe đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
a) Có giấy phép lái xe hạng tương ứng hoặc cao hơn hạng xe đào tạo, nhưng không thấp hơn hạng B2;
b) Giáo viên dạy các hạng B1, B2 phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ 03 năm trở lên, kể từ ngày trúng tuyển; giáo viên dạy các hạng C, D, E và F phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ 05 năm trở lên kể từ ngày trúng tuyển;
c) Đã qua tập huấn về nghiệp vụ dạy thực hành lái xe theo chương trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành và được cấp Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe
a) Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe cho giáo viên thuộc các cơ sở đào tạo thuộc cơ quan trung ương do Bộ Giao thông vận tải giao;
b) Sở Giao thông vận tải cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe cho giáo viên thuộc các cơ sở đào tạo do địa phương quản lý.
Giáo dục nghề nghiệp
Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp như thế nào?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 03/2018/TT-BLĐTBXH quy định về tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp như sau:
"Điều 2. Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp
1. Tâm huyết với nghề, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hòa nhã với học sinh, sinh viên, học viên (sau đây gọi chung là người học), đồng nghiệp; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.
2. Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, của ngành.
3. Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.
4. Các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp khác của viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp quy định tại khoản 4 Điều 53 Luật giáo dục nghề nghiệp."
Như vậy, viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp trong đó có cả giáo viên dạy lái xe phải đảm bảo được các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của mình theo quy định trên.
Giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng IV được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 03/2018/TT-BLĐTBXH quy định về giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng IV như sau:
"Điều 11. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng IV
1. Nhiệm vụ
a) Giảng dạy trình độ sơ cấp;
b) Giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và tác phong công nghiệp cho học sinh thông qua quá trình giảng dạy;
c) Đánh giá kết quả học tập, kết quả thi tốt nghiệp của người học;
d) Hoàn thiện các biểu mẫu, sổ sách quản lý lớp học được bố trí, phân công giảng dạy theo quy định;
đ) Hướng dẫn thực tập, thực tập kết hợp với lao động sản xuất; luyện thi cho người học tham gia kỳ thi tay nghề các cấp;
e) Biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy; góp ý kiến xây dựng chương trình, nội dung mô-đun được phân công giảng dạy;
g) Tham gia thiết kế, xây dựng phòng học chuyên môn; thiết kế, cải tiến, tự làm đồ dùng, trang thiết bị giáo dục nghề nghiệp;
h) Học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao; thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn; dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy;
i) Tham gia bồi dưỡng cho giáo viên theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của bộ môn, khoa, cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
k) Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hoặc sáng kiến, cải tiến kỹ thuật vào giảng dạy và thực tiễn nghề nghiệp;
l) Tham gia sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ;
m) Tham gia công tác quản lý, công tác Đảng, đoàn thể và các công tác xã hội khác.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề hoặc trung cấp trở lên chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, nghề giảng dạy hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp để dạy trình độ sơ cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH;
b) Đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ nghiệp vụ sư phạm quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH;
c) Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 (A1) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT hoặc tương đương trở lên;
d) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT hoặc tương đương trở lên;
đ) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng IV.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm vững kiến thức của mô-đun được phân công giảng dạy;
b) Có kiến thức về các mô-đun liên quan trong nghề;
c) Hiểu biết về thực tiễn nghề nghiệp và nắm vững kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của ngành, nghề được phân công giảng dạy;
d) Thực hiện thành thạo các kỹ năng nghề quy định trong chương trình mô-đun được phân công giảng dạy; biết tổ chức lao động sản xuất, dịch vụ ngành, nghề được phân công giảng dạy."
Như vậy, đối với giáo viên thực hành sát hạch lái xe thì yêu cầu phải có trình độ ngoại ngữ bậc 1 (A1) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT hoặc tương đương trở lên thì mới đạt chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết ý kiến về một số bạn chưa tích cực tham gia các hoạt động chung của lớp? Viết ý kiến của em về một hiện tượng? Học sinh tiểu học có quyền gì?
- Mẫu nhiệm vụ khảo sát xây dựng? Ai lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng? Khi nào nhiệm vụ khảo sát xây dựng được sửa đổi, bổ sung?
- Mẫu quyết định tạm đình chỉ công việc của người lao động mới nhất là mẫu nào? Khi nào được tạm định chỉ công việc?
- Chủ đầu tư có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu về lập, quản lý dự án hay không?
- Mẫu Thông báo kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm của Ủy ban kiểm tra mới nhất như thế nào? Tải mẫu ở đâu?