Giáo viên THCS được chọn để làm giáo viên biệt phái phải đáp ứng được những điều kiện nào? Được chọn làm giáo viên biệt phái thì giáo viên THCS sẽ được hưởng chế độ chính sách gì?
Biệt phái là gì? Khi biệt phái giáo viên THCS thì cần phải tuân thủ những quy tắc nào theo quy định pháp luật?
Giáo viên biệt phái (Hình từ Internet)
Theo Điều 2 Quyết định 24/2019/QĐ-UBND (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Quyết định 37/2021/QĐ-UBND) định nghĩa về biệt phái giáo viên như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Biệt phái giáo viên là việc giáo viên của đơn vị cấp huyện này được cử đến làm công tác giảng dạy ở đơn vị cấp huyện khác; từ trường THPT này đến trường THPT khác; từ trường THPT đến Trung tâm theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời gian nhất định theo quy định hiện hành
..
Căn cứ Điều 4 Quyết định 24/2019/QĐ-UBND quy định về nguyên tắc khi biệt phái giáo viên như sau:
Nguyên tắc biệt phái
1. Biệt phái giáo viên phải căn cứ vào chỉ tiêu biên chế, cơ cấu bộ môn, số lượng giáo viên thừa tại trường, cấp học; lấy mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, đảm bảo cân đối giáo viên giữa huyện thừa giáo viên sang huyện thiếu giáo viên, trường thừa giáo viên sang trường thiếu giáo viên. Việc thực hiện biệt phái giáo viên được tiến hành bình đẳng, công khai, dân chủ, minh bạch, đúng quy trình, đúng đối tượng theo quy định.
2. Đối với đơn vị cấp huyện thiếu giáo viên (đơn vị nhận giáo viên biệt phái): Phải thực hiện việc rà soát, điều chuyển, cân đối giáo viên trong địa bàn trước để ưu tiên tiếp nhận bố trí giáo viên biệt phái.
3. Giáo viên biệt phái từ trường thừa giáo viên sang trường thiếu giáo viên được ưu tiên bố trí ở các địa điểm thuận lợi (nhất là giao thông) để yên tâm công tác.
4. Việc biệt phái giáo viên được duy trì thường xuyên hàng năm, trên cơ sở nhu cầu giảng dạy và cơ cấu giáo viên của các trường học nhằm cân đối thừa, thiếu giáo viên, nâng cao chất lượng, hiệu quả phát triển giáo dục trên địa bàn tỉnh.
5. Giáo viên trong độ tuổi biệt phái, thuộc đối tượng biệt phái được cử biệt phái đến trường học còn thiếu giáo viên để thực hiện nhiệm vụ trong một khoảng thời gian theo quy định. Trong quá trình thực hiện biệt phái giáo viên giữa các trường học không gây xáo trộn tổ chức, tư tưởng đội ngũ giáo viên làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học trong nhà trường.
Từ quy định trên thì biệt phái giáo viên là việc giáo viên của đơn vị cấp huyện này được cử đến làm công tác giảng dạy ở đơn vị cấp huyện khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời gian nhất định theo quy định hiện hành.
Theo đó, khi cơ quan có thẩm quyền muốn ra quyết định biệt phái giáo viên thì cần phải tuân thủ theo nguyên tắc vừa nêu trên.
Giáo viên THCS được chọn để làm giáo viên biệt phái phải đáp ứng được những điều kiện nào?
Căn cứ Điều 5 Quyết định 24/2019/QĐ-UBND quy định về điều kiện đối với giáo viên biệt phái như sau:
Điều kiện và thời hạn biệt phái
1. Giáo viên thuộc diện biệt phái có tuổi đời từ 45 trở xuống đối với nữ, từ 50 trở xuống đối với nam; thời hạn biệt phái không quá 03 năm; việc biệt phái phải đảm bảo cơ cấu môn học theo quy định.
2. Thứ tự xem xét trong việc biệt phái:
a) Giáo viên tự nguyện biệt phái;
b) Giáo viên chưa công tác tại vùng khó khăn;
c) Giáo viên đã có thời gian công tác tại vùng khó khăn nhưng chưa đủ 03 năm đối với nữ và 05 năm đối với nam theo quy định tại Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ;
d) Giáo viên chưa lập gia đình;
đ) Giáo viên cùng một bộ môn, có cùng điều kiện thì cử giáo viên nam đi biệt phái trước, nữ giáo viên đi biệt phái sau;
e) Giáo viên cùng một bộ môn, có cùng điều kiện thì người ít tuổi hơn được cử đi biệt phái trước, người nhiều tuổi được cử đi biệt phái sau.
Như vậy giáo viên THCS được chọn làm giáo viên biệt phái có tuổi đời từ 45 trở xuống đối với nữ, từ 50 trở xuống đối với nam.
Thời hạn biệt phái không quá 03 năm; việc biệt phái phải đảm bảo cơ cấu môn học theo quy định.
Được chọn làm giáo viên biệt phái thì giáo viên THCS sẽ được hưởng chế độ chính sách gì?
Căn cứ Điều 6 Quyết định 24/2019/QĐ-UBND (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 4 Quyết định 37/2021/QĐ-UBND) quy định về chế độ chính sách đối với giáo viên biệt phái như sau:
Chế độ chính sách và nghĩa vụ của giáo viên biệt phái
1. Giáo viên biệt phái được hưởng: Lương và phụ cấp lương (nếu có), các quyền lợi khác theo quy định; các chế độ, chính sách quy định tại Nghị quyết số 96/2018/NQ-HĐNĐ ngày 18/7/2018 của HĐND tỉnh; trường hợp biệt phái đến vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được hưởng các chính sách đối với viên chức công tác tại địa bàn đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ.
Hàng tháng, đơn vị tiếp nhận giáo viên biệt phái gửi bản chấm công về cho đơn vị cử biệt phái để làm căn cứ thanh toán tiền lương và các chế độ khác cho giáo viên biệt phái.
2. Giáo viên phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định biệt phái của cơ quan có thẩm quyền, thực hiện thời gian biệt phái đúng quy định. Giáo viên được cử biệt phái phải chịu sự phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị nơi đến làm nhiệm vụ biệt phái. Trong thời gian thực hiện nghĩa vụ biệt phái, giáo viên có thành tích xuất sắc hoặc vi phạm kỷ luật thì UBND cấp huyện, trường THPT, Trung tâm nơi giáo viên được cử đến biệt phái tiến hành bình xét khen thưởng hoặc xem xét xử lý kỷ luật, đề nghị hình thức khen thưởng hoặc hình thức kỷ luật (nếu có) và gửi hồ sơ về UBND cấp huyện, trường THPT nơi cử biệt phái để xin ý kiến thống nhất hoặc đề nghị cơ quan cấp trên có thẩm quyền quyết định. Hết thời hạn biệt phái, giáo viên được cử đi biệt phái phải nộp báo cáo kết quả trong thời gian công tác biệt phái (có nhận xét, đánh giá của đơn vị nơi đến làm nhiệm vụ biệt phái) cho đơn vị cử đi biệt phái
Theo đó, chế độ chính sách đối với giáo viên THCS khi được chọn làm giáo viên biệt phái gồm:
- Lương và phụ cấp lương (nếu có);
- Các quyền lợi khác theo quy định;
- Các chế độ, chính sách quy định tại Nghị quyết số 96/2018/NQ-HĐNĐ (01 tháng lương cơ sở, thời gian hỗ trợ bằng thời gian thực tế cử đi biệt phái)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mấy giờ bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025? Thời gian bắn pháo hoa Tết Âm lịch 63 tỉnh thành mới nhất?
- Thời khắc đón giao thừa là gì? Nguồn gốc đêm giao thừa? Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ có bắn pháo bông không?
- Điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 ở Bình Dương? Thời gian bắn pháo hoa ở Bình Dương Tết âm lịch 2025 ra sao?
- Lời chúc Tết Âm lịch dành tặng cho sư thầy? Lời chúc cho sư thầy vào ngày mùng 1 Tết? Tết âm lịch có bắn pháo hoa?
- Điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bắc Ninh? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bắc Ninh chi tiết?