Giáo viên nhiều lần được danh hiệu 'Chiến sĩ thi đua cơ sở' và 'Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh' thì được xét tặng danh hiệu 'Nhà giáo Ưu tú' không?
- Những đối tượng nào được xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú”?
- Nguyên tắc, thời gian xét tặng và công bố danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú” được quy định như thế nào?
- Giáo viên nhiều năm liền được danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh” có được xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú không”?
Những đối tượng nào được xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú”?
Theo Điều 2 Nghị định 27/2015/NĐ-CP thì những đối tượng được xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú” gồm:
1. Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bao gồm:
a) Giáo viên, giảng viên (sau đây gọi chung là nhà giáo) trực tiếp làm nhiệm vụ nuôi dạy, giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên, nhà trường và các cơ sở giáo dục khác quy định tại Điều 49, Điều 61, Điều 62, Điều 63, Điều 64 và Điều 69 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục);
b) Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ sở giáo dục quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này; viên chức làm nhiệm vụ quản lý tại các phòng, ban, viện, trung tâm (không có chức năng đào tạo), văn phòng thuộc các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; cán bộ, công chức Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo; công chức chuyên trách làm công tác quản lý dạy nghề Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; cán bộ, công chức chuyên trách công tác quản lý giáo dục các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ); nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được điều động, bổ nhiệm làm cán bộ công đoàn giáo dục (sau đây gọi chung là cán bộ quản lý giáo dục);
c) Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đã nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội giữa hai lần xét tặng liền kề với năm xét tặng;
d) Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đã nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội tiếp tục giảng dạy, quản lý cơ hữu tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập.
2. Tổ chức, cá nhân liên quan tới hoạt động xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú”.
Nguyên tắc, thời gian xét tặng và công bố danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú” được quy định như thế nào?
Theo Điều 3 Nghị định 27/2015/NĐ-CP thì nguyên tắc xét tặng được quy định như sau:
1. Bảo đảm chính xác, công bằng, công khai, dân chủ, tự nguyện trong việc xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú”.
2. Việc xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” phải chú trọng tới nhà giáo trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy; nhà giáo là nữ; nhà giáo công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Theo Điều 4 Nghị định 27/2015/NĐ-CP thì thời gian xét tặng và công bố danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú”
Danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” được xét tặng ba năm một lần và công bố vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11.
Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh
Giáo viên nhiều năm liền được danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh” có được xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú không”?
Theo Điều 9 Nghị định 27/2015/NĐ-CP thì danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú” được xét tặng cho các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này và đạt các tiêu chuẩn cụ thể sau:
1. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương nơi cư trú.
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết, tận tụy với nghề, là tấm gương sáng, là nhà giáo mẫu mực, tiêu biểu, xuất sắc có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và xã hội, được người học, đồng nghiệp và nhân dân kính trọng; đi đầu trong việc đổi mới quản lý giáo dục, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; quản lý, giảng dạy đạt chất lượng, hiệu quả cao.
3. Đã 07 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” hoặc 07 lần được tặng danh hiệu giáo viên, giảng viên dạy giỏi cùng cấp hoặc 07 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và giáo viên, giảng viên dạy giỏi cùng cấp, trong đó có lần liền kề năm đề nghị xét tặng; 01 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, bộ hoặc danh hiệu giáo viên, giảng viên dạy giỏi cấp tỉnh, bộ; 01 lần được tặng Bằng khen cấp tỉnh, bộ.
Đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các huyện nghèo được áp dụng hưởng chính sách như quy định đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: Đã 05 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” hoặc 05 lần được tặng danh hiệu giáo viên dạy giỏi cùng cấp hoặc 05 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và giáo viên dạy giỏi cùng cấp, trong đó có lần liền kề năm đề nghị xét tặng.
4. Tài năng sư phạm, sáng kiến hoặc đề tài nghiên cứu khoa học được quy định cụ thể với từng đối tượng như sau:
a) Giáo viên mầm non:
Đảm bảo chất lượng và hiệu quả nuôi dạy trẻ; chăm sóc, giáo dục trẻ đạt chất lượng cao, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng; có thành tích xuất sắc trong công tác phổ cập, góp phần thu hút trẻ đến trường; thực hiện xuất sắc mục tiêu, yêu cầu của ngành học giáo dục mầm non; hướng dẫn, vận động được nhiều cha mẹ các cháu nuôi dưỡng, chăm sóc con theo phương pháp khoa học; được cha mẹ các cháu tín nhiệm; giúp đỡ được 02 giáo viên trở thành giáo viên dạy giỏi cấp huyện trở lên;
Chủ trì 02 sáng kiến về đổi mới phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ đã được áp dụng có hiệu quả cao trong trường, được hội đồng sáng kiến cấp huyện nghiệm thu.
(...)
5. Nhà giáo có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 15 năm trở lên. Cán bộ quản lý giáo dục có thời gian công tác trong ngành từ 20 năm trở lên, trong đó có 10 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy.
Như vậy, để được xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú” thì ngoài tiêu chuẩn về đạt được danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh” thì giáo viên phải đáp ứng các tiêu chuẩn khác đã được quy định cụ thể tại Điều 9 Nghị định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật Xây dựng mới nhất hiện nay quy định những gì? 09 nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xây dựng?
- Cấp Giấy xác nhận thông báo phát hành trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng theo Nghị định 147 như thế nào?
- Nguyên tắc cơ bản của pháp luật là gì? Trong hoạt động thương mại, những nguyên tắc cơ bản gồm những nguyên tắc nào?
- Tổ chức bộ máy của Cơ quan Điều tra hình sự quân khu và tương đương như thế nào? Nhiệm vụ quyền hạn của Cơ quan Điều tra?
- Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu là một trong các căn cứ để lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án đầu tư đúng không?