Giáo viên là viên chức có thể làm công việc của kế toán hay không? Giáo viên là viên chức có thể được biệt phái trong các trường hợp cấp bách hay không?
- Giáo viên là viên chức có thể làm công việc của kế toán hay không?
- Giáo viên là viên chức có thể được biệt phái trong các trường hợp cấp bách hay không?
- Chức danh nghề nghiệp của giáo viên là viên chức được quy định ra sao?
- Giáo viên là viên chức có được thay đổi chức danh nghề nghiệp của mình hay không?
Giáo viên là viên chức có thể làm công việc của kế toán hay không?
Căn cứ Điều 26 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Bố trí, phân công công tác
1. Người đứng đầu đơn vị sử dụng viên chức chịu trách nhiệm bố trí, phân công công tác; giao nhiệm vụ, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức; bảo đảm các điều kiện cần thiết để viên chức thực hiện nhiệm vụ và các chế độ, chính sách đối với viên chức.
2. Việc bố trí, phân công công tác, giao nhiệm vụ cho viên chức phải bảo đảm phù hợp giữa nhiệm vụ được giao với chức danh nghề nghiệp viên chức, chức vụ quản lý được bổ nhiệm và yêu cầu của vị trí việc làm.
3. Viên chức chịu trách nhiệm về kết quả và chất lượng thực hiện nhiệm vụ của mình; viên chức quản lý phải chịu trách nhiệm về việc thi hành nhiệm vụ của viên chức thuộc quyền quản lý theo quy định của pháp luật.
Theo đó thì đối với viên chức, đơn vị cần đảm bảo phân công nhiệm vụ phù hợp với chức danh nghề nghiệp thì mới được. Tương tự đối với trường hợp viên chức là giáo viên thì việc phân công sang làm công việc kế toán là không phù hợp.
Ngoài ra, theo Mục 6 Công văn 6120/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2010 cũng có quy định như sau:
Về giáo viên kiêm nhiệm công tác thư viện, thiết bị, văn phòng (văn thư, thủ quỹ, kế toán, y tế trường học)
Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV quy định định mức biên chế viên chức làm công tác thư viện, thiết bị, văn phòng. Đối với trường phổ thông chưa có viên chức làm công tác thư viện, thiết bị, văn thư, thủ quỹ, y tế học đường có thể bố trí giáo viên kiêm nhiệm. Không bố trí giáo viên kiêm nhiệm công tác kế toán.
Như vậy, theo quy định pháp luật nêu trên thì giáo viên là viên chức không được làm công việc của kế toán dù là kiêm nhiệm.
Giáo viên là viên chức
Giáo viên là viên chức có thể được biệt phái trong các trường hợp cấp bách hay không?
Căn cứ Điều 27 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Biệt phái viên chức
1. Việc biệt phái viên chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách;
b) Để thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định.
2. Thời hạn biệt phái viên chức không quá 03 năm. Đối với ngành, lĩnh vực đặc thù, thời hạn biệt phái thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
3. Viên chức được cử biệt phái chịu sự phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến biệt phái.
4. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức thuộc thẩm quyền quản lý hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật.
Trước khi quyết định biệt phái viên chức, người đứng đầu cơ quan, đơn vị được phân công, phân cấp quản lý viên chức cần gặp gỡ viên chức nêu rõ mục đích, sự cần thiết của việc biệt phái để nghe viên chức đề xuất ý kiến trước khi quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
5. Viên chức biệt phái được hưởng quyền lợi quy định tại khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 36 Luật Viên chức.
Theo đó, trường hợp giáo viên là viên chức thì theo quy định trên của pháp luật trong các trường hợp cấp bách thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức.
Chức danh nghề nghiệp của giáo viên là viên chức được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 28 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Chức danh nghề nghiệp viên chức
1. Quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức bao gồm các nội dung sau:
a) Tên của chức danh nghề nghiệp;
b) Nhiệm vụ bao gồm những công việc cụ thể phải thực hiện có mức độ phức tạp phù hợp với hạng chức danh nghề nghiệp;
c) Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp;
d) Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng;
đ) Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
2. Căn cứ vào mức độ phức tạp công việc của chức danh nghề nghiệp, các chức danh nghề nghiệp viên chức trong cùng một lĩnh vực sự nghiệp được xếp hạng từ cao xuống thấp như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp hạng I;
b) Chức danh nghề nghiệp hạng II;
c) Chức danh nghề nghiệp hạng III;
d) Chức danh nghề nghiệp hạng IV;
đ) Chức danh nghề nghiệp hạng V.
Theo đó, chức danh nghề nghiệp của giáo viên là viên chức được phân chia theo quy định trên cũng sẽ có chức danh nghề nghiệp từ hạng I đến hạng V.
Giáo viên là viên chức có được thay đổi chức danh nghề nghiệp của mình hay không?
Căn cứ Điều 29 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thay đổi chức danh nghề nghiệp
Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện trong các trường hợp sau:
1. Xét chuyển từ chức danh nghề nghiệp này sang chức danh nghề nghiệp khác tương ứng cùng mức độ phức tạp công việc theo yêu cầu của vị trí việc làm;
2. Thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng thấp lên hạng cao hơn liền kề trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp;
3. Xét thăng hạng đặc cách vào hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn tương ứng với chức danh được công nhận, bổ nhiệm theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Theo đó, có thể thấy rằng giáo viên là viên chức được phép thay đổi chức danh nghề nghiệp nếu thuộc các trường hợp theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?