Giáo viên là người lao động nước ngoài có giấy phép lao động thì có thể tự làm thẻ tạm trú không?
- Giáo viên là người lao động nước ngoài có giấy phép lao động thì có thể tự làm thẻ tạm trú không?
- Giáo viên là người lao động nước ngoài có thị thực LĐ1, LĐ2 thì được cấp thẻ tạm trú theo thủ tục nào?
- Giáo viên là người lao động nước ngoài được cấp thẻ tạm trú thì có thể bảo lãnh những ai sang Việt Nam thăm?
Giáo viên là người lao động nước ngoài có giấy phép lao động thì có thể tự làm thẻ tạm trú không?
Giáo viên là người lao động nước ngoài có giấy phép lao động thì có thể tự làm thẻ tạm trú không, thì theo Điều 36 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 như sau:
Các trường hợp được cấp thẻ tạm trú và ký hiệu thẻ tạm trú
1. Các trường hợp được cấp thẻ tạm trú bao gồm:
a) Người nước ngoài là thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ;
b) Người nước ngoài nhập cảnh bằng thị thực có ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2, TT.
2. Ký hiệu thẻ tạm trú được quy định như sau:
a) Thẻ tạm trú quy định tại điểm a khoản 1 Điều này ký hiệu NG3;
b) Thẻ tạm trú quy định tại điểm b khoản 1 Điều này có ký hiệu tương tự ký hiệu thị thực.
Như vậy, nếu giáo viên là người lao động nước ngoài có thị thực LĐ1, LĐ2 thì có thể được cấp thẻ tạm trú.
Người lao động nước ngoài được cấp thẻ tạm trú (Hình từ Internet)
Giáo viên là người lao động nước ngoài có thị thực LĐ1, LĐ2 thì được cấp thẻ tạm trú theo thủ tục nào?
Giáo viên là người lao động nước ngoài có thị thực LĐ1, LĐ2 thì được cấp thẻ tạm trú theo thủ tục được quy định tại Điều 37 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, được sửa đổi bởi điểm a, b khoản 15 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 như sau:
Thủ tục cấp thẻ tạm trú
1. Hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú bao gồm:
a) Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân làm thủ tục mời, bảo lãnh;
b) Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú có dán ảnh;
c) Hộ chiếu;
d) Giấy tờ chứng minh thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này.
2. Giải quyết cấp thẻ tạm trú như sau:
a) Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền của nước ngoài tại Việt Nam gửi hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú ký hiệu NG3 tại cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao;
b) Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh trực tiếp nộp hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Luật này tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh nơi cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh đặt trụ sở hoặc nơi cá nhân mời, bảo lãnh cư trú;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao xem xét cấp thẻ tạm trú.
Như vậy, giáo viên là người lao động nước ngoài có thị thực LĐ1, LĐ2 muốn được cấp thẻ tạm trú cần chuẩn bị hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân làm thủ tục mời, bảo lãnh;
- Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú có dán ảnh;
- Hộ chiếu;
- Giấy tờ chứng minh thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này.
Và được thực hiện theo thủ tục quy định tại khoản 2 Điều này.
Giáo viên là người lao động nước ngoài được cấp thẻ tạm trú thì có thể bảo lãnh những ai sang Việt Nam thăm?
Theo điểm b khoản 1 Điều 44 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người nước ngoài
1. Người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam có các quyền sau đây:
a) Được bảo hộ tính mạng, danh dự, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng theo pháp luật Việt Nam trong thời gian cư trú trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Người có thẻ tạm trú được bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con vào Việt Nam thăm; được bảo lãnh vợ, chồng, con dưới 18 tuổi ở cùng trong thời hạn thẻ tạm trú nếu được cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người đó đồng ý;
c) Người có thẻ thường trú được bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con vào Việt Nam thăm;
d) Người đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam được đi lại trên lãnh thổ Việt Nam, được kết hợp du lịch, thăm người thân, chữa bệnh không phải xin phép; trường hợp vào khu vực cấm hoặc khu vực hạn chế đi lại, cư trú thực hiện theo quy định của pháp luật;
đ) Thuyền viên trên các tàu, thuyền nhập cảnh Việt Nam được đi bờ trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tàu, thuyền neo đậu; trường hợp đi ra ngoài phạm vi trên hoặc xuất cảnh khỏi lãnh thổ Việt Nam qua các cửa khẩu khác thì được xét cấp thị thực;
...
Như vậy, giáo viên là người lao động nước ngoài có thẻ tạm trú được bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con vào Việt Nam thăm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?