Giáo viên dự bị đại học hạng I cần phải có trình độ gì? Viên chức thăng hạng từ giáo viên dự bị đại học hạng II lên giáo viên dự bị đại học hạng I cần phải có điều kiện gì?
Giáo viên dự bị đại học hạng I cần phải có trình độ gì?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 3 Thông tư 30/2017/TT-BGDĐT quy định về giáo viên dự bị đại học hạng I như sau:
Giáo viên dự bị đại học hạng I
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng thạc sỹ trở lên, đúng hoặc phù hợp với môn học giảng dạy; nếu là phó hiệu trưởng có thể thay thế bằng thạc sỹ quản lý giáo dục trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông nếu không có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số đối với vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc thiểu số;
Đối với giáo viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 3 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng I.
Như vậy, giáo viên dự bị đại học hạng I phải có các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng như sau:
+ Có bằng thạc sỹ trở lên, đúng hoặc phù hợp với môn học giảng dạy; nếu là phó hiệu trưởng có thể thay thế bằng thạc sỹ quản lý giáo dục trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên.
+ Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số đối với vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc thiểu số;
+ Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT;
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng I.
Giáo viên dự bị đại học hạng I cần phải có trình độ gì? (Hình từ Internet)
Viên chức thăng hạng từ giáo viên dự bị đại học hạng II lên giáo viên dự bị đại học hạng I cần phải có điều kiện gì?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 3 Thông tư 30/2017/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên dự bị hạng I như sau:
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Hướng dẫn đồng nghiệp thực hiện kế hoạch, chương trình giáo dục hệ dự bị đại học;
b) Vận dụng sáng tạo và đánh giá được việc áp dụng những kiến thức về giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào thực tiễn giáo dục học sinh dự bị đại học của đồng nghiệp;
c) Vận dụng linh hoạt những kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội trong nước và quốc tế để định hướng hiệu quả nghề nghiệp cho học sinh dự bị đại học;
d) Tích cực và chủ động, linh hoạt trong tổ chức, phối hợp với đồng nghiệp và cộng đồng để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh dự bị đại học;
đ) Có khả năng vận dụng sáng tạo khoa học giáo dục hoặc phổ biến sáng kiến kinh nghiệm hoặc sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong khối các trường dự bị đại học;
e) Được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp Bộ hoặc giáo viên dạy giỏi/giáo viên chủ nhiệm giỏi khối các trường dự bị đại học;
g) Viên chức thăng hạng từ chức danh giáo viên dự bị đại học hạng II lên chức danh giáo viên dự bị đại học hạng I phải có thời gian giữ chức danh giáo viên dự bị đại học hạng II hoặc tương đương từ đủ 06 (sáu) năm trở lên, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh giáo viên dự bị đại học hạng II tối thiểu từ đủ 01 (một) năm trở lên.
Như vậy, nếu anh là viên chức thăng hạng từ chức danh giáo viên dự bị đại học hạng II lên chức danh giáo viên dự bị đại học hạng I phải có thời gian giữ chức danh giáo viên dự bị đại học hạng II hoặc tương đương từ đủ 06 (sáu) năm trở lên, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh giáo viên dự bị đại học hạng II tối thiểu từ đủ 01 (một) năm trở lên.
Nhiệm vụ của giáo viên dự bị đại học hạng I là gì?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Thông tư 30/2017/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ của giáo viên dự bị đại học hạng I như sau:
Giáo viên dự bị đại học hạng I
1. Nhiệm vụ
Ngoài những nhiệm vụ của giáo viên dự bị đại học hạng II, giáo viên dự bị đại học hạng I còn phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
a) Chủ trì biên soạn, biên tập, phát triển chương trình, tài liệu giảng dạy của giáo viên dự bị đại học;
b) Tham gia đánh giá, xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm/đề tài nghiên cứu khoa học;
c) Tham gia ban giám khảo hội thi giáo viên dạy giỏi/giáo viên chủ nhiệm giỏi trong khối các trường dự bị đại học;
d) Tham gia công tác kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên trong khối các trường dự bị đại học;
đ) Chủ trì xây dựng các nội dung bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên đề của nhà trường; Làm báo cáo viên các lớp/khóa bồi dưỡng giáo viên dự bị đại học; tham gia đánh giá kết quả bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của giáo viên dự bị đại học;
e) Chủ động phối hợp với địa phương, đoàn thể, các tổ chức xã hội tổ chức các hoạt động giữ gìn và phát triển di sản văn hóa dân tộc trong nhà trường.
Ngoài nhiệm vụ của giáo viên dự bị đại học hạng III quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 30/2017/TT-BGDĐT và nhiệm vụ của giáo viên dự bị đại học hạng II quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 30/2017/TT-BGDĐT thì giáo viên dự bị đại học hạng I còn có các nhiệm vụ sau:
+ Chủ trì biên soạn, biên tập, phát triển chương trình, tài liệu giảng dạy của giáo viên dự bị đại học;
+ Tham gia đánh giá, xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm/đề tài nghiên cứu khoa học;
+ Tham gia ban giám khảo hội thi giáo viên dạy giỏi/giáo viên chủ nhiệm giỏi trong khối các trường dự bị đại học;
+ Tham gia công tác kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên trong khối các trường dự bị đại học;
+ Chủ trì xây dựng các nội dung bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên đề của nhà trường; Làm báo cáo viên các lớp/khóa bồi dưỡng giáo viên dự bị đại học; tham gia đánh giá kết quả bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của giáo viên dự bị đại học;
+ Chủ động phối hợp với địa phương, đoàn thể, các tổ chức xã hội tổ chức các hoạt động giữ gìn và phát triển di sản văn hóa dân tộc trong nhà trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?