Giao thông là gì? Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của ai trong lĩnh vực giao thông đường bộ?
Giao thông là gì? Trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trật tự, an toàn giao thông đường bộ được hiểu thế nào?
Giao thông là gì?
Hiện nay, không có quy định nào quy định về khái niệm "Giao thông" là gì.
Trên thực tế, "Giao thông" có thể hiểu là hoạt động di chuyển của con người, phương tiện và hàng hóa trên các tuyến đường, nhằm phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển và phát triển kinh tế - xã hội.
Hiện nay, có các loại hình giao thông như: Giao thông đường bộ; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy; giao thông hàng không...
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trật tự, an toàn giao thông đường bộ được hiểu thế nào?
Trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trật tự, an toàn giao thông đường bộ được hiểu thế nào thì tại Điều 2 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có giải thích như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trạng thái giao thông trên đường bộ có trật tự, bảo đảm an toàn, thông suốt; được hình thành và điều chỉnh bởi các quy tắc, nguyên tắc, quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
2. Phương tiện giao thông đường bộ là các loại xe, bao gồm: phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới), phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ), xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự.
3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ là phương tiện giao thông đường bộ tham gia giao thông trên đường bộ.
4. Đường ưu tiên là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông đường bộ được các phương tiện tham gia giao thông đường bộ đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi đường giao nhau, được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên.
...
Theo đó, trật tự, an toàn giao thông đường bộ có thể hiểu là trạng thái giao thông trên đường bộ có trật tự, bảo đảm an toàn, thông suốt; được hình thành và điều chỉnh bởi các quy tắc, nguyên tắc, quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Giao thông là gì? Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của ai trong lĩnh vực giao thông đường bộ? (Hình từ Internet)
Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của ai trong lĩnh vực giao thông đường bộ?
Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của ai trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì căn cứ quy định tại Điều 3 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 như sau:
Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Bảo đảm giao thông đường bộ được trật tự, an toàn, thông suốt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường bộ và ùn tắc giao thông; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân và tài sản của cơ quan, tổ chức.
3. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
4. Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy định khác của pháp luật có liên quan, có trách nhiệm giữ an toàn cho mình và cho người khác.
5. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
6. Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải công khai, minh bạch và thuận lợi cho người dân.
7. Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Như vậy, theo quy định, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ được quy định như thế nào?
Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ được quy định tại Điều 7 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, cụ thể như sau:
(1) Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ bao gồm:
- Cơ sở dữ liệu về đăng ký, quản lý xe cơ giới, xe máy chuyên dùng;
- Cơ sở dữ liệu về đăng kiểm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng;
- Cơ sở dữ liệu về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;
- Cơ sở dữ liệu về người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng;
- Cơ sở dữ liệu về bảo hiểm của chủ xe cơ giới, xe máy chuyên dùng;
- Cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
- Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông đường bộ;
- Cơ sở dữ liệu về hành trình của phương tiện giao thông đường bộ, hình ảnh người lái xe theo quy định của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024;
- Cơ sở dữ liệu về quản lý thời gian điều khiển phương tiện của người lái xe theo quy định của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024;
- Cơ sở dữ liệu khác liên quan đến công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
(2) Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ là cơ sở dữ liệu dùng chung; được kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu đường bộ và các cơ sở dữ liệu khác có liên quan.
(3) Chính phủ quy định chi tiết khoản (1) và khoản (2); quy định việc thu thập, quản lý, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến 8 tháng 3 năm 2025? Ngày 8 3 2025 thứ mấy? Ngày 8 3 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Lịch thi tuyển sinh lớp 10 TPHCM 2025? Môn thi thứ 3 vào lớp 10 TPHCM năm học 2025-2026 là gì?
- Năm 2025, đi xe máy không gạt chân chống bị phạt đến 14 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe?
- Gia hạn giấy phép viễn thông 2025 trong trường hợp nào? Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông?
- Cán bộ được kéo dài thời gian công tác trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy theo Nghị định 178 có trợ cấp hưu trí một lần là bao nhiêu?