Giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân là gì?
Các cơ sở giáo dục nào thuộc hệ thống giáo dục quốc dân?
Theo khoản 2 Điều 6 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:
Hệ thống giáo dục quốc dân
1. Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
2. Cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
a) Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;
b) Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;
c) Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác;
d) Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.
Theo đó, hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 5 Luật Giáo dục 2019 quy định về giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giáo dục chính quy là giáo dục theo khóa học trong cơ sở giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được thiết lập theo mục tiêu của các cấp học, trình độ đào tạo và được cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.
2. Giáo dục thường xuyên là giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được tổ chức linh hoạt về hình thức thực hiện chương trình, thời gian, phương pháp, địa điểm, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người học.
...
Căn cứ các quy định trên thì các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, gồm:
- Cơ sở giáo dục mầm non;
- Cơ sở giáo dục phổ thông;
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
- Cơ sở giáo dục đại học.
Giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân là gì?
Giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân là gì? (Hình từ Internet)
Theo khoản 1, khoản 3 Điều 2 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BGDĐT-BVHTTDL-BLĐTBXH-BCA quy định như sau:
1. Hành vi về xây dựng gia đình là sự tôn trọng, quan tâm, chia sẻ vai trò, trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của các thành viên gia đình trong việc thực hiện các chức năng của gia đình; phát huy các truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; đảm bảo việc giáo dục và chăm sóc sức khỏe, tinh thần cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là chăm sóc bà mẹ mang thai, người cao tuổi và trẻ em.
...
3. Giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình là quá trình cung cấp kiến thức, kỹ năng cơ bản và định hướng cho các thành viên trong gia đình về xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc và phòng, chống bạo lực gia đình nhằm tạo môi trường thuận lợi để các hành vi tích cực được thực hiện.
Theo đó, giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình được hiểu là quá trình cung cấp kiến thức, kỹ năng cơ bản và định hướng cho các thành viên trong gia đình về xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc và phòng chống bạo lực gia đình nhằm tạo môi trường thuận lợi để các hành vi tích cực được thực hiện, bao gồm:
- Sự tôn trọng, quan tâm, chia sẻ vai trò, trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của các thành viên gia đình trong việc thực hiện các chức năng của gia đình;
- Phát huy các truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam;
- Đảm bảo việc giáo dục và chăm sóc sức khỏe, tinh thần cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là chăm sóc bà mẹ mang thai, người cao tuổi và trẻ em.
Các cơ sở giáo dục trong giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình có trách nhiệm như thế nào?
Theo Điều 6 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BGDĐT-BVHTTDL-BLĐTBXH-BCA quy định như sau:
Trách nhiệm của các cơ sở giáo dục trong giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình
1. Triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, giáo dục nâng cao nhận thức, kỹ năng chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình cho người học, nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, nhân viên, cha mẹ học sinh tại các cơ sở giáo dục.
2. Tổ chức giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình thông qua việc tích hợp, lồng ghép vào các môn học và hoạt động giáo dục phù hợp với cấp học và trình độ đào tạo.
3. Khuyến khích và tạo Điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia tư vấn, hỗ trợ về giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình trong phạm vi quản lý.
Theo đó, các cơ sở giáo dục trong giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình có trách nhiệm sau đây:
- Triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, giáo dục nâng cao nhận thức, kỹ năng chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình cho người học, nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, nhân viên, cha mẹ học sinh tại các cơ sở giáo dục.
- Tổ chức giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình thông qua việc tích hợp, lồng ghép vào các môn học và hoạt động giáo dục phù hợp với cấp học và trình độ đào tạo.
- Khuyến khích và tạo Điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia tư vấn, hỗ trợ về giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình trong phạm vi quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định bãi nhiệm giám đốc công ty tnhh 1 thành viên mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu quyết định?
- Chế độ nâng bậc lương trước thời hạn: Điều kiện và chế độ được hưởng, tỷ lệ nâng bậc lương, cách tính số người?
- Cổng bình chọn vòng 3 Vote Làn Sóng Xanh 2024 mới nhất? Link bình chọn https lansongxanh 1vote vn vòng 3?
- Trường hợp nào không cần xây dựng điều lệ hội? Người nào có thẩm quyền phê duyệt điều lệ hội theo Nghị định 126?
- Hàng hóa xuất khẩu có được áp dụng biện pháp ưu tiên khi thực hiện các thủ tục về thuế hay không?