Giao dịch thực hiện bằng phương tiện điện tử là giao dịch điện tử đúng không? Có bắt buộc phải lựa chọn phương tiện điện tử để thực hiện giao dịch?
Giao dịch thực hiện bằng phương tiện điện tử là giao dịch điện tử đúng không?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 4 Luật Giao dịch điện tử 2005 giải thích giao dịch điện tử như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
6. Giao dịch điện tử là giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử.
7. Giao dịch điện tử tự động là giao dịch điện tử được thực hiện tự động từng phần hoặc toàn bộ thông qua hệ thống thông tin đã được thiết lập sẵn.
...
Như vậy, có thể thấy, giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử là giao dịch điện tử.
Trên nguyên tắc giao dịch điện tử, các bên có bắt buộc lựa chọn phương tiện điện tử để thực hiện giao dịch không?
Căn cứ Điều 5 Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định về nguyên tắc chung tiến hành giao dịch điện tử như sau:
Nguyên tắc chung tiến hành giao dịch điện tử
1. Tự nguyện lựa chọn sử dụng phương tiện điện tử để thực hiện giao dịch.
2. Tự thỏa thuận về việc lựa chọn loại công nghệ để thực hiện giao dịch điện tử.
3. Không một loại công nghệ nào được xem là duy nhất trong giao dịch điện tử.
4. Bảo đảm sự bình đẳng và an toàn trong giao dịch điện tử.
5. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.
6. Giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 40 của Luật này.
Theo đó, các nguyên tắc khi tiến hành giao dịch điện tử bao gồm:
(1) Tự nguyện lựa chọn sử dụng phương tiện điện tử để thực hiện giao dịch.
(2) Tự thỏa thuận về việc lựa chọn loại công nghệ để thực hiện giao dịch điện tử.
(3) Không một loại công nghệ nào được xem là duy nhất trong giao dịch điện tử.
(4) Bảo đảm sự bình đẳng và an toàn trong giao dịch điện tử.
(5) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.
(6) Giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 40 của Luật này.
Như vậy, các bên được tự nguyện lựa chọn sử dụng phương tiện điện tử để thực hiện giao dịch điện tử theo quy định.
Giao dịch thực hiện bằng phương tiện điện tử là giao dịch điện tử đúng không? Có được tự lựa chọn phương tiện điện tử để thực hiện giao dịch? (Hình từ Internet)
Khi tiến hành giao dịch điện tử, cơ quan nhà nước phải quy định những gì?
Căn cứ khoản 6 Điều 40 Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định như sau:
Nguyên tắc tiến hành giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước
1. Các nguyên tắc quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 5 của Luật này.
2. Việc giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước phải phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ động thực hiện từng phần hoặc toàn bộ giao dịch trong nội bộ cơ quan hoặc với cơ quan khác của Nhà nước bằng phương tiện điện tử.
4. Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và tình hình cụ thể, cơ quan nhà nước xác định một lộ trình hợp lý sử dụng phương tiện điện tử trong các loại hình giao dịch quy định tại Điều 39 của Luật này.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn phương thức giao dịch với cơ quan nhà nước nếu cơ quan nhà nước đó đồng thời chấp nhận giao dịch theo phương thức truyền thống và phương tiện điện tử, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
6. Khi tiến hành giao dịch điện tử, cơ quan nhà nước phải quy định cụ thể về:
a) Định dạng, biểu mẫu của thông điệp dữ liệu;
b) Loại chữ ký điện tử, chứng thực chữ ký điện tử trong trường hợp giao dịch điện tử cần có chữ ký điện tử, chứng thực chữ ký điện tử;
c) Các quy trình bảo đảm tính toàn vẹn, an toàn và bí mật của giao dịch điện tử.
7. Việc cung cấp dịch vụ công của cơ quan nhà nước dưới hình thức điện tử được xác lập trên cơ sở quy định của cơ quan đó nhưng không được trái với quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, theo quy định nêu trên, khi tiến hành giao dịch điện tử, cơ quan nhà nước phải quy định cụ thể về:
- Định dạng, biểu mẫu của thông điệp dữ liệu;
- Loại chữ ký điện tử, chứng thực chữ ký điện tử trong trường hợp giao dịch điện tử cần có chữ ký điện tử, chứng thực chữ ký điện tử;
- Các quy trình bảo đảm tính toàn vẹn, an toàn và bí mật của giao dịch điện tử.
Lưu ý: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn phương thức giao dịch với cơ quan nhà nước nếu cơ quan nhà nước đó đồng thời chấp nhận giao dịch theo phương thức truyền thống và phương tiện điện tử, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc được triệu tập bao lâu một lần? Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc hợp lệ khi nào?
- Dự án đầu tư xây dựng có phải thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng khi dừng thực hiện vĩnh viễn không?
- Tên giao dịch quốc tế của Liên đoàn Luật sư Việt Nam là gì? Cơ quan giúp việc của Liên đoàn Luật sư Việt Nam là cơ quan nào?
- Bảng tổng hợp giá trị quy đổi chi phí đầu tư xây dựng công trình? Tải mẫu ở đâu? Trình tự quy đổi thế nào?
- Các hành vi vi phạm bị trừ 10 điểm Giấy phép lái xe đối với ô tô từ 01/01/2025 như thế nào?