Giao dịch quyền chọn mua bán ngoại tệ là gì? Giao dịch quyền chọn mua bán ngoại tệ được thực hiện theo phương thức nào?
- Giao dịch quyền chọn mua bán ngoại tệ là gì?
- Thỏa thuận giao dịch quyền chọn mua bán ngoại tệ giữa tổ chức tín dụng được phép và đối tác phải có tối thiểu các nội dung nào?
- Kỳ hạn của giao dịch quyền chọn mua bán ngoại tệ được quy định như thế nào?
- Giao dịch quyền chọn mua bán ngoại tệ được thực hiện theo phương thức nào?
Giao dịch quyền chọn mua bán ngoại tệ là gì?
Giao dịch quyền chọn mua bán ngoại tệ được giải thích tại khoản 10 Điều 2 Thông tư 02/2021/TT-NHNN thì giao dịch quyền chọn mua bán ngoại tệ (sau đây gọi là giao dịch quyền chọn) là giao dịch giữa hai bên, trong đó bên mua trả cho bên bán giá mua quyền chọn để có quyền nhưng không có nghĩa vụ mua:
Hoặc bán một lượng ngoại tệ này với một ngoại tệ khác trong một khoảng thời gian do hai bên thỏa thuận theo tỷ giá thực hiện được xác định tại thời điểm giao dịch và thanh toán vào một ngày trong tương lai.
Nếu bên mua lựa chọn thực hiện quyền, bên bán phải thực hiện nghĩa vụ theo cam kết.
Giao dịch quyền chọn mua bán ngoại tệ là gì? Giao dịch quyền chọn mua bán ngoại tệ được thực hiện theo phương thức nào? (Hình từ Internet)
Thỏa thuận giao dịch quyền chọn mua bán ngoại tệ giữa tổ chức tín dụng được phép và đối tác phải có tối thiểu các nội dung nào?
Thỏa thuận giao dịch quyền chọn mua bán ngoại tệ giữa tổ chức tín dụng được phép và đối tác phải có tối thiểu các nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 02/2021/TT-NHNN như sau:
Nội dung thỏa thuận giao dịch
1. Thỏa thuận giao dịch giữa tổ chức tín dụng được phép và đối tác phải có tối thiểu các nội dung sau:
a) Tên các bên tham gia giao dịch;
b) Ngày giao dịch;
c) Cặp đồng tiền giao dịch;
d) Số lượng ngoại tệ;
đ) Tỷ giá;
e) Ngày thanh toán;
g) Giá mua quyền chọn (đối với giao dịch quyền chọn);
h) Ngày đáo hạn (đối với giao dịch quyền chọn).
2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, thỏa thuận giao dịch giữa các tổ chức tín dụng được phép phải có thêm các nội dung sau:
a) Đại diện giao dịch;
b) Chỉ dẫn thanh toán;
c) Phương tiện giao dịch;
d) Hình thức xác nhận giao dịch, người có thẩm quyền xác nhận giao dịch đối với giao dịch thực hiện qua phương tiện điện tử, điện thoại.
3. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, các bên có thể thỏa thuận các nội dung khác phù hợp với quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật.
4. Thỏa thuận giao dịch quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này được xác lập dưới hình thức thỏa thuận khung và/hoặc thỏa thuận cụ thể.
Như vậy, theo quy định trên thì thỏa thuận giao dịch quyền chọn mua bán ngoại tệ giữa tổ chức tín dụng được phép và đối tác phải có tối thiểu các nội dung sau:
- Tên các bên tham gia giao dịch;
- Ngày giao dịch;
- Cặp đồng tiền giao dịch;
- Số lượng ngoại tệ;
- Tỷ giá;
- Ngày thanh toán;
- Giá mua quyền chọn.
- Ngày đáo hạn.
Kỳ hạn của giao dịch quyền chọn mua bán ngoại tệ được quy định như thế nào?
Kỳ hạn của giao dịch quyền chọn mua bán ngoại tệ được quy định tại khỏan 1 Điều 6 Thông tư 02/2021/TT-NHNN như sau:
Kỳ hạn của giao dịch
1. Kỳ hạn của giao dịch kỳ hạn, giao dịch kỳ hạn trong giao dịch hoán đổi, giao dịch quyền chọn do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Kỳ hạn của giao dịch kỳ hạn, giao dịch kỳ hạn trong giao dịch hoán đổi giữa Đồng Việt Nam với ngoại tệ tối đa là 365 (ba trăm sáu mươi lăm) ngày kể từ ngày giao dịch.
Như vậy, theo quy định trên thì kỳ hạn của giao dịch quyền chọn mua bán ngoại tệ do các bên thỏa thuận.
Giao dịch quyền chọn mua bán ngoại tệ được thực hiện theo phương thức nào?
Giao dịch quyền chọn mua bán ngoại tệ được thực hiện theo phương thức được quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 02/2021/TT-NHNN như sau:
Phương thức giao dịch
1. Giao dịch ngoại tệ được thực hiện thông qua giao dịch trực tiếp hoặc giao dịch qua các phương tiện giao dịch, bao gồm điện thoại và phương tiện điện tử.
2. Giao dịch ngoại tệ thực hiện qua phương tiện điện tử, điện thoại do các bên tự thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm, đảm bảo an ninh, an toàn, bảo vệ thông điệp dữ liệu và bảo mật thông tin phù hợp với quy định của pháp luật. Thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản nếu đáp ứng quy định tại Điều 12 Luật giao dịch điện tử. Giao dịch ngoại tệ thực hiện thông qua phương tiện điện tử phải tuân thủ quy định của Luật giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
3. Trường hợp giao dịch qua điện thoại, tổ chức tín dụng được phép phải quy định và thông báo với đối tác các số điện thoại được phép sử dụng để giao dịch. Điện thoại phải có chức năng ghi âm và đảm bảo truy xuất được nội dung thỏa thuận giao dịch với đối tác để sử dụng cho mục đích lập xác nhận giao dịch, kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng và xử lý tranh chấp (nếu có).
Như vậy, theo quy định trên thì giao dịch quyền chọn mua bán ngoại tệ được thực hiện thông qua giao dịch trực tiếp hoặc giao dịch qua các phương tiện giao dịch, bao gồm điện thoại và phương tiện điện tử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy phép thành lập văn phòng đại diện nước ngoài mới nhất theo Thông tư 54? Tải về mẫu giấy phép?
- Xét nghiệm khẳng định HIV gồm các xét nghiệm nào? Cơ sở thực hiện xét nghiệm khẳng định HIV phải đáp ứng điều kiện gì?
- Bài phát biểu của Bí thư chi bộ thôn nhiệm kỳ 2025 2027? Bài phát biểu chỉ đạo Đại hội chi bộ thôn nhiệm kỳ 2025 2027?
- Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại mới nhất theo Thông tư 54?
- Ngày đẹp khai xuân 2025? Khai xuân 2025 ngày nào đẹp? Người dân có được sử dụng pháo hoa Tết Âm lịch 2025 không?