Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo nếu không thể hoàn trả bằng hiện vật thì các bên sẽ giải quyết với nhau như thế nào?
- Giao dịch dân sự có bị vô hiệu nếu việc đó là giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba hay không?
- Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo nếu không thể hoàn trả bằng hiện vật thì các bên sẽ giải quyết với nhau như thế nào?
- Thời hiệu để yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo là 02 năm đúng không?
Giao dịch dân sự có bị vô hiệu nếu việc đó là giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba hay không?
Tại Điều 124 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo
1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.
2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.
Theo đó, trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.
Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo nếu không thể hoàn trả bằng hiện vật thì các bên sẽ giải quyết với nhau như thế nào?
Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo nếu không thể hoàn trả bằng hiện vật thì các bên sẽ giải quyết với nhau như thế nào?
Tại Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
Như vậy, về nguyên tắc, giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên từ thời điểm xác lập (Khi giao dịch dân sự vô hiệu, quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ không được pháp luật bảo vệ).
Các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu như khi chưa xác lập giao dịch, nếu giao dịch chưa được thực hiện thì các bên không được thực hiện giao dịch đó.
Nếu giao dịch đã được thực hiện toàn bộ hay một phần thì các bên không được tiếp tục thực hiện giao dịch và phải hoàn trả cho nhau những lợi ích vật chất đã nhận của nhau.
Ví dụ như trong giao dịch mua bán tài sản, bên bán tài sản phải hoàn trả lại số tiền đã nhận từ việc bán tài sản, bên mua tài sản hoàn trả lại tài sản đã mua.
Lưu ý, việc hoàn trả này chỉ có ý nghĩa trong trường hợp đối tượng hợp đồng còn nguyên vẹn, chưa có hoặc ít có sự biến đổi đáng kể). Nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì sẽ trị giá thành tiền để hoàn trả.
– Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó;
– Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật Dân sự hoặc luật khác có liên quan quy định;
– Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường (Bên có lỗi ở đây được xác định là bên làm cho hợp đồng vô hiệu (có thể là lỗi cô ý hoặc cũng có thể là lỗi vô ý mà dẫn đến thiệt hại cho bên kia). Hợp đồng vô hiệu có thể chỉ do lỗi một bên mà cũng có thể do lỗi của hai bên và vấn đề bồi thường thiệt hại được đặt ra cả trong trường hợp mức độ lỗi của hai bên là tương đương nhau).
Thời hiệu để yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo là 02 năm đúng không?
Tại Điều 132 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu
1. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại các Điều 125, 126, 127, 128 và 129 của Bộ luật này là 02 năm, kể từ ngày:
a) Người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự biết hoặc phải biết người được đại diện tự mình xác lập, thực hiện giao dịch;
b) Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối;
c) Người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép;
d) Người không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình xác lập giao dịch;
đ) Giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức.
2. Hết thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực.
3. Đối với giao dịch dân sự quy định tại Điều 123 và Điều 124 của Bộ luật này thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế.
Theo đó, thời hiệu để yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là 02 năm đối với các giao dịch dân sự tại các Điều 125, 126, 127, 128 và 129 Bộ luật này. Và khi hết thời hiệu quy định mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực.
Còn giao dịch dân sự giả tạo thì thời hiệu yêu cầu là không hạn chế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số thành viên của ban vận động thành lập hội là bao nhiêu? Ban vận động thành lập hội tự giải thể sau khi nào?
- Giá trần thị trường điện là gì? Xác định giá trần thị trường điện cho năm hiện tại vận hành thị trường điện là bao nhiêu?
- Mã số chứng chỉ năng lực trong xây dựng có mấy chữ số? Tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực trong xây dựng có quyền, nghĩa vụ gì?
- Bộ Khoa học và Công nghệ làm việc theo chế độ gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Khoa học và Công nghệ về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng?
- Download Biện pháp kiểm tra kiểm soát chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị được sử dụng cho công trình?