Giao dịch 15 tấn xi măng nhưng xuất hóa đơn 20 tấn có phải là hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp không?
- Khi ký hợp đồng kinh tế thì Bên mua có quyền chọn tòa án không?
- Giao dịch 15 tấn xi măng nhưng xuất hóa đơn 20 tấn có phải là hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp không?
- Nếu Bên mua sử dụng hóa đơn không hợp pháp để kê khai nhằm tránh đóng thuế thì bị phạt như thế nào?
- Nếu Bên mua kê khai hóa đơn không hợp pháp nhưng chưa có hành vi trốn thuế thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Khi ký hợp đồng kinh tế thì Bên mua có quyền chọn tòa án không?
Theo khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ như sau:
- Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
+ Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
+ Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
+ Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
Theo đó, các bên mua - bán có quyền thỏa thuận với nhau để lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp.
Sử dụng hóa đơn không hợp pháp
Giao dịch 15 tấn xi măng nhưng xuất hóa đơn 20 tấn có phải là hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp không?
Về vấn đề xuất hóa đơn, theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn:
"Điều 4. Hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ
2. Sử dụng hóa đơn, chứng từ trong các trường hợp sau đây là hành vi sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ:
a) Hóa đơn, chứng từ không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định; hóa đơn tẩy xóa, sửa chữa không đúng quy định;
b) Hóa đơn, chứng từ khống (hóa đơn, chứng từ đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng việc mua bán hàng hóa, dịch vụ không có thật một phần hoặc toàn bộ); hóa đơn phản ánh không đúng giá trị thực tế phát sinh hoặc lập hóa đơn khống, lập hóa đơn giả;
c) Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn;
d) Hóa đơn để quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông hoặc dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác;
đ) Hóa đơn, chứng từ của tổ chức, cá nhân khác (trừ hóa đơn của cơ quan thuế và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn) để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra;
e) Hóa đơn, chứng từ mà cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ."
Như vậy, Công ty A mua công ty B 10 tấn xi măng, nhưng bên A nhờ bên B xuất hóa đơn GTGT là 20 tấn tức là hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa nên đây được coi là hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp.
Nếu Bên mua sử dụng hóa đơn không hợp pháp để kê khai nhằm tránh đóng thuế thì bị phạt như thế nào?
Đối với hành vi này nếu bên mua kê khai nhằm tránh đóng thuế (cụ thể ở đây là sử dụng hóa đơn không hợp pháp) thì sẽ bị xử phạt về hành vi trốn thuế theo Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:
"Điều 17. Xử phạt hành vi trốn thuế
1. Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 4 và khoản 5 Điều 13 Nghị định này;
b) Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp, không khai, khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm thuế, trừ hành vi quy định tại Điều 16 Nghị định này;
c) Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp người nộp thuế đã khai thuế đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung ứng vào kỳ tính thuế tương ứng; lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ sai về số lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ để khai thuế thấp hơn thực tế và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế;
d) Sử dụng hóa đơn không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn để khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm;
đ) Sử dụng chứng từ không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp chứng từ; sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, giảm, số tiền thuế được hoàn; lập thủ tục, hồ sơ hủy vật tư, hàng hóa không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm;
e) Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thuế với cơ quan thuế;
g) Người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trong thời gian xin ngừng, tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 10 Nghị định này."
Như vậy, nếu Bên mua sử dụng hóa đơn không hợp pháp để kê khai nhằm tránh đóng thuế (cụ thể ở đây là sử dụng hóa đơn không hợp pháp) thì bị phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên.
Nếu Bên mua kê khai hóa đơn không hợp pháp nhưng chưa có hành vi trốn thuế thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Còn nếu chưa có hành vi trốn thuế thì bị phạt theo Điều 28 Nghị định 125/2020/NĐ-CP:
"Điều 28. Xử phạt đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn quy định tại Điều 4 Nghị định này, trừ trường hợp được quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 16 và điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định này.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy hóa đơn đã sử dụng."
Như vậy, nếu Bên mua kê khai hóa đơn không hợp pháp nhưng chưa có hành vi trốn thuế thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng và biện pháp khắc phục hậu quả là buộc hủy hóa đơn đã sử dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không được cấp chứng chỉ hành nghề thú y có đúng không?
- Hội do Đảng Nhà nước giao nhiệm vụ hoạt động trong phạm vi toàn quốc được xác định có những hội nào?
- Mẫu Email thông báo đi làm lại sau nghỉ thai sản? Lao động nữ đang nghỉ thai sản có được nhận tiền lương tháng 13 không?
- TCVN 14135-5:2024 về Cốt liệu dùng trong xây dựng đường bộ - Phương pháp thử - Phần 5: Xác định thành phần hạt bằng phương pháp sàng khô thế nào?
- Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 01/2025 đáng chú ý? 10 Luật mới có hiệu lực từ 01/01/2025?