Giao đất rừng sản xuất cho người dân không có hộ khẩu tại địa phương được không? Hạn mức giao đất rừng sản xuất cho hộ gia đình không quá bao nhiêu héc ta?

Cho tôi hỏi giao đất rừng sản xuất cho người dân không có hộ khẩu tại địa phương được không? Gia đình tôi muốn được Nhà nước giao đất rừng sản xuất. Nhưng không có hộ khẩu ở địa phương thì có được Nhà nước giao đất không? Mong được giải đáp.

Giao đất rừng sản xuất cho người dân không có hộ khẩu tại địa phương được không?

Đất rừng sản xuất thuộc nhóm đất nông nghiệp theo điểm c khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013.

Căn cứ khoản 2 Điều 135 Luật Đất đai 2013 quy định Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng trồng, cụ thể như sau:

"Điều 135. Đất rừng sản xuất
[...]
2. Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định sau đây:
a) Giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo hạn mức quy định tại điểm b khoản 3 Điều 129 của Luật này để sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp. Đối với diện tích đất rừng sản xuất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng vượt hạn mức thì phải chuyển sang thuê đất;
b) Cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư trồng rừng;
c) Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để trồng rừng hoặc trồng cây lâu năm.
[...]"

Bên cạnh đó, theo khoản 2 Điều 136 Luật Đất đai 2013 quy định đất rừng phòng hộ như sau:

"Điều 136. Đất rừng phòng hộ
...
2. Tổ chức quản lý rừng phòng hộ giao khoán đất rừng phòng hộ cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại đó để bảo vệ, phát triển rừng; Ủy ban nhân dân cấp huyện giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đó sử dụng."

Đối chiếu quy định trên, Nhà nước giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo hạn mức để sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp và cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư trồng rừng.

Trong trường hợp diện tích đất rừng sản xuất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng vượt hạn mức thì phải chuyển sang thuê đất.

Tổ chức quản lý rừng phòng hộ giao khoán đất rừng phòng hộ cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại đó để bảo vệ, phát triển rừng; Ủy ban nhân dân cấp huyện giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đó sử dụng.

Hiện nay không có quy định hạn chế về việc chỉ giao đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại địa phương. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện chính sách kinh tế, xã hội tại từng địa phương, có thể có những quy định cá biệt yêu cầu cá nhân có hộ khẩu thường trú tại địa phương. Do đó, bạn tham khảo thêm quy định tại địa phương của bạn có hạn chế này hay không.

Giao đất rừng sản xuất

Giao đất rừng sản xuất (Hình từ Internet)

Hạn mức giao đất rừng sản xuất cho hộ gia đình không quá bao nhiêu héc ta?

Theo điểm b khoản 3 Điều 129 Luật Đất đai 2013 quy định hạn mức giao đất như sau:

"Điều 129. Hạn mức giao đất nông nghiệp
[...]
3. Hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 30 héc ta đối với mỗi loại đất:
a) Đất rừng phòng hộ;
b) Đất rừng sản xuất."

Như vậy, hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình không quá 30 héc ta đối với đất rừng sản xuất.

Cần đáp ứng điều kiện gì để hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp được Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng trồng?

Theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định như sau:

" Điều 3. Việc xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp
[...]
3. Căn cứ xác định hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp:
a) Đang sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; do nhận chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất nông nghiệp mà chưa được Nhà nước công nhận;
b) Có ít nhất một thành viên của hộ gia đình không thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội;
c) Có nguồn thu nhập thường xuyên từ sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất đang sử dụng quy định tại Điểm a Khoản này, kể cả trường hợp không có thu nhập thường xuyên vì lý do thiên tai, thảm họa môi trường, hỏa hoạn, dịch bệnh;
d) Trường hợp giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình theo quy định tại Điều 54 của Luật đất đai, đăng ký nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa của hộ gia đình thì chỉ căn cứ quy định tại Điểm b Khoản này".

Như vậy, nếu đáp ứng các điều kiện nêu trên thì hộ gia đình sẽ được Nhà nước giao đất trồng rừng.

Đất rừng sản xuất
Giao đất rừng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bán đất rừng sản xuất được không? Đất rừng sản xuất là loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp đúng không?
Pháp luật
Có cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất rừng sản xuất được giao khoán hay không?
Pháp luật
Có được chuyển nhượng đất rừng sản xuất không? Đối tượng nào nhà nước giao rừng sản xuất không thu tiền sử dụng rừng?
Pháp luật
Công chức có được giao đất rừng sản xuất để trồng cây lâm nghiệp hay không? Trường hợp không được thì công chức có bị thu hồi đất rừng không?
Pháp luật
Giao đất rừng sản xuất cho người dân không có hộ khẩu tại địa phương được không? Hạn mức giao đất rừng sản xuất cho hộ gia đình không quá bao nhiêu héc ta?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đất rừng sản xuất
7,849 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đất rừng sản xuất Giao đất rừng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào