Giảng viên trường cao đẳng sư phạm một năm phải dành bao nhiêu giờ hành chính để làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học?
- Giảng viên trường cao đẳng sư phạm một năm phải dành bao nhiêu giờ hành chính để làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học?
- Giảng viên trường cao đẳng sư phạm không hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học thì bị xử lý như thế nào?
- Giảng viên trường cao đẳng sư phạm trong thời gian tập sự, thử việc được miễn giảm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học nhằm mục đích gì?
Giảng viên trường cao đẳng sư phạm một năm phải dành bao nhiêu giờ hành chính để làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 36/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Quy định về nghiên cứu khoa học
1. Giảng viên phải dành ít nhất 1/5 tổng quỹ thời gian làm việc trong năm học (tương đương 352 giờ hành chính) để làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.
2. Việc giao và triển khai thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cho giảng viên phải phù hợp với điều kiện, tiềm lực khoa học, chiến lược phát triển của trường cao đẳng sư phạm và phù hợp với năng lực chuyên môn của giảng viên.
3. Mỗi năm, giảng viên phải hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học được giao tương ứng với chức danh hoặc vị trí công việc đang đảm nhiệm. Kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên được đánh giá thông qua các sản phẩm khoa học và công nghệ, các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ; tối thiểu tương đương với một đề tài nghiên cứu khoa học cấp khoa hoặc tương đương được nghiệm thu từ đạt yêu cầu trở lên; hoặc một báo cáo chuyên đề tại hội thảo khoa học chuyên môn cấp khoa hoặc tương đương.
Hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cho giảng viên và quy định cụ thể về số giờ nghiên cứu khoa học được quy đổi từ các loại hình sản phẩm khoa học và công nghệ, hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.
...
Theo đó, giảng viên trường cao đẳng sư phạm một năm phải dành ít nhất 1/5 tổng quỹ thời gian làm việc trong năm học tương đương 352 giờ hành chính để làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.
Trường cao đẳng sư phạm (Hình từ Internet)
Giảng viên trường cao đẳng sư phạm không hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học thì bị xử lý như thế nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 5 Thông tư 36/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Quy định về nghiên cứu khoa học
...
4. Đối với những giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học theo quy định, hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm căn cứ mức độ, hoàn cảnh cụ thể để xem xét khi đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trong năm học, xếp loại thi đua và giải quyết các chế độ, chính sách liên quan; đồng thời, cho phép bù giờ chuẩn giảng dạy sang giờ nghiên cứu khoa học đối với những giảng viên này.
Như vậy, giảng viên trường cao đẳng sư phạm không hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học thì hiệu trưởng trường căn cứ mức độ, hoàn cảnh cụ thể để xem xét khi đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trong năm học, xếp loại thi đua và giải quyết các chế độ, chính sách liên quan; đồng thời, cho phép bù giờ chuẩn giảng dạy sang giờ nghiên cứu khoa học đối với những giảng viên này.
Giảng viên trường cao đẳng sư phạm trong thời gian tập sự, thử việc được miễn giảm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học nhằm mục đích gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 36/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Thời gian làm việc, giờ chuẩn giảng dạy và định mức giờ chuẩn giảng dạy
1. Thời gian làm việc của giảng viên trong năm học là 44 tuần (tương đương 1.760 giờ hành chính) để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng và thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác, được xác định theo năm học sau khi trừ số ngày nghỉ theo quy định.
2. Giờ chuẩn giảng dạy là đơn vị thời gian quy đổi từ số giờ lao động cần thiết để hoàn thành khối lượng một công việc nhất định thuộc nhiệm vụ của giảng viên tương đương với một tiết giảng lý thuyết trình độ cao đẳng trực tiếp trên lớp (hoặc giảng dạy trực tuyến), bao gồm thời gian lao động cần thiết trước, trong và sau tiết giảng.
3. Thời gian giảng dạy trong kế hoạch đào tạo được tính bằng giờ chuẩn giảng dạy, trong đó một tiết giảng lý thuyết trình độ cao đẳng trực tiếp trên lớp (hoặc giảng dạy trực tuyến) 50 phút được tính bằng một giờ chuẩn giảng dạy và được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư này.
Đối với các nội dung giảng dạy có tính chất đặc thù, các tiết giảng trình độ cao đẳng trực tiếp trên lớp (hoặc giảng dạy trực tuyến) trên 50 phút giao hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm quy đổi cho phù hợp.
4. Định mức giờ chuẩn giảng dạy của giảng viên trong một năm học được quy định từ 270 đến 420 giờ chuẩn giảng dạy (tương đương từ 810 đến 1.260 giờ hành chính); trong đó, giờ chuẩn giảng dạy trực tiếp trên lớp (hoặc giảng dạy trực tuyến) phải đảm bảo tối thiểu 50% định mức quy định. Hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm căn cứ mục tiêu, chiến lược phát triển của đơn vị; đặc thù của môn học, ngành học và điều kiện cụ thể của đơn vị để quyết định định mức giờ chuẩn giảng dạy của giảng viên trong một năm học cho phù hợp.
5. Trường hợp đặc biệt
a) Giảng viên trong thời gian tập sự, thử việc chỉ thực hiện tối đa 50% định mức giờ chuẩn giảng dạy, đồng thời được miễn giảm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học để dành thời gian tham gia dự giờ và tham gia thực tập, thực tế.
b) Giảng viên trong thời gian nghỉ hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, nghỉ theo các quy định của Bộ luật Lao động hiện hành được miễn giảm định mức giờ chuẩn giảng dạy theo tỷ lệ tương ứng với thời gian nghỉ.
Theo đó, giảng viên trường cao đẳng sư phạm trong thời gian tập sự, thử việc được miễn giảm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học nhằm mục đích dành thời gian tham gia dự giờ và tham gia thực tập, thực tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệ phí môn bài bậc 2 bao nhiêu tiền năm 2025? Tính tiền chậm nộp thuế môn bài 2025 ra sao?
- Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ ca ngợi tình cảm gia đình lớp 5 mẫu tham khảo?
- Thuế môn bài bao lâu đóng một lần 2025? Những trường hợp được miễn thuế môn bài 2025 như thế nào?
- Quy định về dạy thêm học thêm trong nhà trường theo Thông tư 29/2024 ra sao? Trách nhiệm của Hiệu trưởng trong quản lý hoạt động dạy thêm học thêm?
- Nghị định 181/2024 quy định một số điều Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ như thế nào?